HÃY DIỄN ĐẠT CẢM XÚC CỦA MÌNH TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG SAU ĐÂY BẰNG NHỮN...
8.Phân loại câu theo cấu tạo - Câu ghép :
( Tuần 19- Lớp 5)
A) Ghi nhớ :
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo, câu có thể chia ra thành câu đơn và câu ghép.
a) Câu đơn : Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu ( bao gồm 2 bộ phận chính là
CN và VN).
b) Câu ghép : là câu do nhiều vế ghép lại .Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạogiống
một câu đơn.. (có đủ CN, VN ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những
vế câu khác.
Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:
-
Cách 1 : Nối bằng các từ có tác dụng nối.
-
Cách 2 : Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ). Trong trường hợp này,
giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
*Xem thêm về câu đơn :
Câu đơn có thể chia thành 3 loại : câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút
gọn.
- Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.
- Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu
(một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại . Song khi
cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ).
VD :
+ Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động ?
+ Sáng mai. ( Nòng cốt câu đã bị lược bỏ . Hoàn thiện lại : Sáng mai, lớp ta lao
động )
- Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt , không xác định được đó
là bộ phận gì . Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm
nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN .Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu
nhận xét về một sự vật, hiện tượng.
VD:
+ Tâm! Tâm ơi ! ( kêu, gọi )
+ Ôi! Vui quá ! ( bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ )
+ Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. ( xác định thời gian )
+ Mưa. ( xác định cảnh tượng)
+ Hà Nội . ( xác định nơi chốn)
+ Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.(liệt kê sự vật, hiện tượng )
Lưu ý : Câu đặc biệt khác với câu đảo CN- VN : Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại,
xuất hiện. Còn câu đảo C-V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn
mạnh.
VD:
+ Trên trời, có đám mây xanh. ( Câu đặc biệt )
+ Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta. (Câu đảo C-N)
+ Mưa! Mưa! ( Câu đặc biệt )
+ (Hôm nay trời thế nào ?)
+ Mưa. (Câu rút gọn )
*Dạng câu rút gọn và câu đặc biệt không đưa vào chương trình tiểu học nhưng GV cũng
nên quan tâm để tiện cho việc theo dõi và phân loại )
...
B) Bài tập thực hành: