2. CÁC KIỂU CÂU A.THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP A.THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP

5.2. Các kiểu câu

a.Theo cấu trúc ngữ pháp

- Câu đơn:Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)

- Câu rút gọn/ tỉnh lược: Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà

người nghe vẫn hiểu đúng ý.

- Câu đặc biệt:Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác

định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt

- Câu ghép:Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ

cụm Chủ – Vị)

+ Câu ghép đẳng lập:các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các

vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …

+ Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn

nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

- Câu ph c: là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt,

các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó.

b. Theo mục đích phát ngôn

- Câu trần thuật (hay còn gọi là câu kể), dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật,

sự việc.

- Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi), chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính

mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến).

- Câu cầu khiến: dùng để: cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo), khẳng định

hoặc phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!),

nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).

- Câu cảm thán:Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). Có những từ

ngữ cảm thán. Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).