CÁC CÂU VĂN SAU THIẾU BỘ PHẬN CHÍNH NÀO

Bài 8 :

Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách :

a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến ,thương yêu của Bác.

b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy.

c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ.

d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa

rất đẹp.

e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu

và Rùa.

* Đ

áp án :

a) Thiếu CN và VN

- Sửa lại : Bỏ chữ Khi hoặc thêm CN,VN.

VD: Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến , thương yêu của Bác, trong em dâng lên

một niềm kính yêu vô hạn với Người.

b) Thiếu VN

- Sửa lại : Bỏ chữ ấy hoặc thêm VN.

VD: Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy đã gắn bó với suốt tuổi thơ của tôi .

c) Thiếu VN.

- Sửa lại : bỏ Một hôm hoặc thêm VN.

VD: Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành lộc vừng thì bỗng phát hiện ra

một con sâu nhỏ.

d) CN chưa rõ ràng .

- Sửa lại : Bỏ người xưa hoặc tách CN thành 2 phần : Trạng ngữ và CN (thêm từ

Qua đứng đầu ).

VD: Qua truyện Hươu và Rùa , người xưa đã cho chúng ta thấy...

e) Thiếu CN.

- Sửa lại : bỏ Qua hoặc thêm CN.

...

6. Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu) :

*Các thành phần của câu:

Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ Định ngữ* Bổ ngữ* Hô ngữ*

(*Không đưa vào dạy trong chương trình học đại trà ở tiểu học song đôi khi vẫn có ở

chương trình nâng cao)

6.1.Ghi nhớ :

Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính

và những thành phần phụ.

a)Chủ ngữ (CN):

Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận

xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta

đặt câu hỏi : Ai ? Con gì ? Cái gì ? Việc gì ?...

b)Vị ngữ (VN) :

Là mọt trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị

trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN

hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu,VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự

chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi : ...làm gì ?

...như thế nào ? ....là gì ?

c)Trạng ngữ (Tuần 31... Tuần 34- lớp 4) :

Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. Trạng ngữ bổ sung

tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích , nguyên nhân, phương tiện,...).

Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách

với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Các trạng ngữ có

thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

(Xem thêm : ( Các nội dung dưới đây tuy không học trong chương trình SGK

nhưng chúng ta cũng nên giới thiệu qua với các em (đối tượng HSG ) để các em có

cái nhìn tổng thể về mảng kiến thức này )

*Định ngữ : Là bộ phận phụ của câu. ĐN bổ sung ý nhĩa cho DT trong câu. DT

nào trong câu cũng có thể có ĐN. Các ĐN có thể đứng trước hoặc đứng sau DT. ĐN

đứng trước chỉ số lượng, khối lượng; ĐN đứng sau chỉ đặc điểm,sở hữu.

*Bổ ngữ : Là thành phần phụ của câu. BN bổ sung ý nghĩa cho ĐT,TT trong câu.

BN phụ cho ĐT thêm các ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, cách thức,...BN phụ

cho TT thêm các ý nghĩa về đối tượng, mức độ,...của tính chất. ĐT,TT nào trong câu

cũng có thể có BN, Các BN có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT,TT.

L

ư

u ý

: TN phụ cho cả khối câu còn ĐN,BN chỉ phụ cho một từ trong câu.

*Các bước xác định ĐN ( xác định BN cũng thực hiện tương tự) :

- Bước 1 : Tách câu thành 3 khối lớn ( CN, VN và TN (nếu có ))

- Bước 2 : Xác định DT ( ĐT, TT ) có ở từng khối.

- Bước 3 : Tìm những từ đứng trước và sau DT (ĐT,TT ), bổ sung ý nghĩa cho DT

(ĐT, TT ) đó.

VD : Chúng em /ch

ă m chỉ

học tập ( yếu tố chăm chỉ được nhấn mạnh ).

TT

BN

Chúng em / học tập ch

ă m chỉ

( hoạt động học tập được nhấn mạnh )

ĐT BN

( Nếu trong câu có 2 ĐT (hoặc TT) thì yếu tố nào được nhấn mạnh (đứng trước ) là bộ

phận chính; còn yếu tố kia (đứng sau) là bộ phận phụ (làm BN). Đây cũng là cách để ta

áp dụng tìm ĐT hoặc TT chính làm VN trong câu ).

*Hô ngữ : Là những từ, ngữ dùng để làm lời hô, gọi, gây sự chú ý ở người nghe

hoặc biểu lộ cảm xúc. Hô ngữ thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu.

ư

u ý

: Lời hô, gọi, lời bộc lộ cảm xúc nhiều khi được dùng như một câu đơn độc lập,

không phải là thành phần câu. Khi đó lời gọi , lời hô không phải là hô ngữ.

VD : - Ôi ! Đẹp quá ! (Ôi là câu độc lập )

- Ôi, đẹp quá ! (Ôi là hô ngữ )

*Bộ phận song song (BPSS) : Những bộ phận đặt cạnh nhau, cùng giữ chức vụ ngữ

pháp giống nhau trong câu (cùng là CN,VN,TN, ĐN hoặc BN ) gọi là BPSS. BPSS giúp

cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. CN, VN, TN, ĐN, BN đều có thể đặt cạnh nhau làm

BPSS. Các BPSS ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng từ chỉ quan hệ : và,

hoặc, hoặc là, hay, hay là,...

ư

u ý

: Các BP cùng giữ chức vụ ngữ pháp như nhau nhưng phải đồng loại mới là

BPSS.

VD : - Quyển sách mới của em rất đẹp. ( Câu này có từ mới và của em cùng là ĐN cho

quyển sách nhưng không phải là BPSS vì chúng không đồng loại).

6.2. Bài tập thực hành :

ư

u ý

: Một số đáp án sẽ ghi luôn ở phần đề bài.