1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN TỔ CHỨC VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ Ở VIỆT...

4.1. Tình hình thực hiện quyền tổ chức và thương lượng tập thể ở Việt Nam

Cơ chế hai bên đã xuất hiện ở Việt Nam, vận hành chủ yếu ở cấp DN nhưng hiệu quả chưa

cao, chưa thực sự đảm bảo quan hệ “mặc cả” trong mua bán “sức LĐ”. Hai bên chưa phối hợp tốt

trong tìm kiếm các giải pháp cải thiện đời sống NLĐ, cải thiện ĐKLV. Thương lượng còn ở mức sơ

khai, chưa trở thành một thông lệ, một chuẩn mực của QHLĐDN, hầu như các bên QHLĐ chỉ đối

thoại khi phát sinh vấn đề trong quá trình tương tác, TƯLĐTT đang được “hình thức hóa” tới mức

triệt tiêu ý nghĩa. Theo ILO và IFC (2017), tỉ lệ không DN không tuân thủ các quy định trong đối

thoại và thương lượng cá nhân khá cao. Trong đó, vi phạm chủ yếu là không thể hiện đầy đủ các

nội dung trên HĐLĐ (62% còn vi phạm). Cũng liên quan đến nội dung này, 14% các DN không

đảm bảo rằng NLĐ thực sự hiểu được các điều kiện và điều khoản trong HĐLĐ. Hơn một nửa

(52%) các DN không thực hiện đầy đủ các quy định của PLLĐ liên quan đến nội quy LĐ và 10%

DN không đảm bảo HĐLĐ tuân thủ PLLĐ, TƯLĐTT hoặc nội quy LĐ. Ngoài ra 14% DN không

đảm bảo tất cả NLĐ làm việc cho DN đều có HĐLĐ, chủ yếu do việc không ký kết HĐLĐ ngay

sau khi kết thúc thời gian thử việc (xem Hình 2).

Kết quả điều tra của tác giả và cộng sự cho biết, không nhiều DN diễn ra TLTT một cách thực

sự. Theo CIRD, quy trình xây dựng TƯLĐTT phổ biến diễn ra theo trình tự: Cán bộ nhân sự soạn

thảo nội dung thỏa ước tập thể (dựa trên sự tham khảo bản TƯLĐTT của các doanh nghiệp khác,

đối chiếu với luật); Lãnh đạo DN phê chuẩn; Ký kết thỏa ước; Lấy ý kiến NLĐ. Kết quả khảo sát

cũng cho thấy, ý kiến đánh giá về việc doanh nghiệp thương lượng khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung

TƯLĐTT khá thấp với mức trung bình chỉ đạt là 2,98/5,0 điểm. Nguyên nhân dẫn tới việc không

diễn ra quá trình TLTT thực sự là do vai trò lãnh đạo và đại diện của CĐCS chưa được thực hiện

tốt. Việc thông qua thỏa ước với những nội dung đúng luật thường dễ dàng đạt được với sự bàng

quan của NLĐ. Chất lượng của TƯLĐTT thấp là tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TCLĐ, do quyền và lợi

ích của NLĐ không được bảo đảm.

Nguồn: ILO và IFC (2017)

Hình 2: Tỉ lệ các nhà máy không tuân thủ về hợp đồng lao động

Về tổ chức TLTT theo CIRD (2015), một số rất nhỏ doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy

trình đối thoại định kỳ tại nơi làm việc quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013

của Chính phủ, đặc biệt là quy trình lập biên bản cuộc đối thoại khi kết thúc đối thoại và niêm yết

công khai biên bản TLTT. Các doanh nghiệp không duy trì được đối thoại định kỳ là do còn lúng

túng trong việc xác định nội dung đối thoại, phân công trách nhiệm của các bên trong việc chuẩn

bị nội dung đối thoại, thành phần tham gia đối thoại thiếu sự linh hoạt. Thậm chí có doanh nghiệp

đối phó bằng cách lập biên bản đối thoại định kỳ có đại diện của hai bên ký đóng dấu nhưng lại là

không có nội dung đối thoại. Về nội dung thương lượng, khảo sát cho thấy các vấn đề được mang

ra trao đổi tại các cuộc đối thoại định kỳ chủ yếu sao chép từ luật.

Hộp 1: Tình hình ký kết TƯLĐTT tại một số địa phương

Theo thống kê của VGCL, đến nay trên cả nước đại diện TTLĐ đã ký kết được 27.866 bản

TƯLĐTT, đạt 67,96% số DN có tổ chức CĐ; trong đó, TƯLĐTT đạt loại A chiếm 11,05%; loại

B chiếm 15,63%; loại C chiếm 26,40%; loại D chiếm 21,19 % và số TƯLĐTT không phân loại

được là 25,02% do hết hạn, không có nội dung có lợi cho NLĐ.

Theo LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Tính đến ngày 06/6/2017, toàn tỉnh có có 361/488 DN có tổ chức

CĐ có TƯLĐTT (đạt tỷ lệ 73,98%). Về chất lượng, loại A chỉ có 01 bản (0,3%), loại B có 24

bản (6.83%), loại C có 244 bản (69,51%) và loại D có 82 bản (23,36%).

Theo LĐLĐ thành phố Hà Nội, năm 2017 đã có 2.150 DN có tổ chức CĐ ký TƯLĐTT đạt