NHẬN XÉT VỀ SỨC THUYẾT PHỤC CỦA CÁCH LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN THỜI GI...

4. Nhận xét về sức thuyết phục của cách lập luận trong bài văn Thời gian là vàng.

Gợi ý: Người viết đã phân tích giá trị của thời gian thành các luận điểm (Thời gian là sự sống – Thời gian

là thắng lợi – Thời gian là tiền – Thời gian là tri thức). Các luận điểm này lại được chứng minh bằng

những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và

chặt chẽ.

CHUYÊN ĐỀ 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - GV PHAN DANH HIẾU Thầy Phan Danh Hiếu

Chủ biên nhiều cuốn sách tham khảo Ngữ Văn

PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG

KHÁI QUÁT

Nghị luận Xã Hội là dạng đề thi có mặt bắt đầu từ kỳ thi ĐH – CĐ năm 2009 và trở thành một dạng đề thi

ĐH – CĐ không thể thiếu trong những năm tiếp theo. Dạng đề thi này kiểm tra về kỹ năng, vốn sống của

thí sinh; kiểm tra mức độ hiểu biết của thí sinh về xã hội nói chung. Trên cơ sở đó nhằm giáo dục nhân

cách cho lớp trẻ. Sự thay đổi về khâu ra đề này đã mang đến một câu hỏi khá thú vị để các thí sinh có

quyền được nói lên những suy nghĩ của mình về cuộc sống, về những tâm tư tình cảm của mình thông qua

một bài văn nghị luận.

Đã nhiều năm làm quen với dạng đề thi này nhưng nó vẫn còn quá khó đối với nhiều thí sinh. Bởi

vốn sống của các em chưa nhiều, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, khi làm bài thì nghĩ gì trong đầu là viết

nấy chứ không biết cách lập luận.

Nhằm mang đến cho các em có thêm hiểu biết và có thêm kỹ năng làm bài dạng đề này, thầy Phan Danh

Hiếu biên soạn cuốn sách KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Mong rằng cuốn sách

NHỎ mà ý nghĩa LỚN sẽ mang đến cho các em cách tiếp cận và học thật tốt dạng đề thi này để đáp ứng

các bài kiểm tra tập trung tại trường , thi Tốt Nghiệp và Đại Học – Cao Đẳng.

@ CÁC DẠNG ĐỀ THI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP

* Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)

Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)

Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.

* Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:

Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)

Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)

Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề (đề thi ĐH – CĐ từ 2009 – 2012)

Dạng đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi (Dạng đề thi năm 2013)

Dạng đề về vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.

* Những dạng đề thi ở trên đều được Thầy cụ thể hóa bằng những cấu trúc (giống như công thức Toán

học, Vật lý) để các em áp dụng vào đó mà làm bài. Việc áp dụng cấu trúc cho từng dạng đề thi như đã nói

ở trên là giúp cho các em không viết lan man, dài dòng… mà định hướng đúng vào yêu cầu của đề, đúng

đáp án. Vì thế, việc học thuộc lòng cấu trúc cũng là một điều cần thiết.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý