DIỄN DỊCH - ĐỊNH NGHĨA

1. Diễn dịch

- Định nghĩa: Diễn dịch là từ cái chung, cái phổ biến, suy ra kết luận về

những cái riêng, có tính cá biệt, đặc thù (Đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa

khái quát đứng ở đầu đoạn , các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ

sung, làm rõ cho câu chủ đề)

- Đặc điểm nhận diện: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

VD:1

Đau thương bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa lớn lao của văn học

nghệ thuật. Nguyễn Du, Tônxtôi, Lỗ Tấn… đã trở thành những nghệ sĩ lớn trước hết là vì

hơn bất cứ ai họ đã thông cảm sâu sắc và đau đớn da diết những nỗi đau nhân tình trong

thời đại họ…

(Hoàng Ngọc Hiến)

Câu thứ nhất là một nguyên lí phổ biến {bao giờ cũng là). Câu thứ hai là một nhận định mới

về các nhà văn cụ thể được suy ra từ quan điểm của câu thứ nhất (nhấn mạnh trước hết).

VD:2

Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có

chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho

xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như

con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho

tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa

may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ

dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn

ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn

cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm,

hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khái Hưng)