TÁC PHẨM VĂN HỌC TẬP TRUNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9 (SGK TẬP 1 VÀ 2) KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1. Chủ đề 1:Tác phẩm văn học Tập trung chương trình lớp 9 (SGK tập 1 và 2)

Kiến thức cần đạt:

- Nhớ được tên tác giả, văn bản, giai đoạn sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Nêu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm .

- Phân tích một số hình ảnh, các chi tiết đặc sắc qua các tác phẩm văn học.

- Cảm nhận vẻ đẹp của một tác phẩm trong và ngoài chương trình.

- Mở rộng cách đọc văn bản để có thể kết nối các thông tin trong và ngoài văn bản,

liên kết các ý tưởng từ những phần khác nhau của văn bản và khả năng nắm bắt ý

tưởng của tác giả.

Kĩ năng cần đạt:

- Phân tích nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, hoặc hình tượng một

nhân vật trong tác phẩm văn học .

- Biết đối chiếu, phân tích được những thông tin, chi tiết, ý chính của văn bản với kiến

thức và kinh nghiệm bản thân hoặc giải quyết vấn đề từ thực tế cuộc sống .

- Vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới có cùng đề tài, cùng chủ đề và trình

bày những suy nghĩ về các giá trị của cuộc sống được đề cập qua các văn bản .

Chủ đề 2: Tiếng Việt

- Hệ thống hóa từ vựng: từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ

tượng thanh, từ tượng hình.

- Sự phát triển nghĩa của từ - Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý.

- Hoạt động giao tiếp: các phương châm hội thoại; cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp .

- Hệ thống hóa kiến thức về câu: thành phần câu, các kiểu câu.

- Nắm được các phép liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn trong văn bản.

- Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh, nói quá....

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và nhận diện thành phần câu, kiểu câu và các phép liên

kết câu trong văn bản, nghĩa của câu trong văn bản.

- Nhận biết, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ (tu từ ngữ âm, từ

vựng, cú pháp) hoặc nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý trong tác phẩm văn học.

Chủ đề 3: Tập làm văn

- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội gần gũi với học sinh, nghị luận vấn đề

theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày.

- Nghị luận về một bài thơ ( đoạn thơ ) hoặc truyện ( đoạn trích truyện), một nhân

vật trong tác phẩm truyện.

- Nghị luận để làm rõ một số vấn đề trong tác phẩm.

- Vận dụng lý thuyết, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

- Biết cách nhận diện và viết bài văn nghị luận theo hướng mở.

……….HẾT………