ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Đối tượng và nội dung kiểm tra:a. Kiểm tra tổ chuyên môn, gồm: + Xây dựng kế hoạch năm, tháng của tổ chuyên môn (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu;giải pháp thực hiện) + Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường. Nội dung kế hoạchtập chung việc nâng cao nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, đổi mớiphương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; ứng dụng công nghệ thôngtin, tự làm đồ dùng dạy học; có lồng ghép việc xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực. + Số lượng và chất lượng các phiên họp, sinh hoạt tổ và hồ sơ tổ chuyên môn;tổ chức hội giảng nhằm nâng cao tay nghề; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếukém. + Việc tổ chức kiểm tra nội bộ của tổ chuyên môn. + Việc soạn, giảng thực hiện chương trình của giáo viên trong tổ. + Việc đánh giá học sinh của tổ bộ môn thông qua: kiểm tra miệng, kiểm tra 15phút, đề kiểm tra 1 tiết, đề kiểm tra học kỳ kèm theo hướng dẫn và đáp án chấm; Cấutrúc, ma trận đề; Mức độ nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. + Kết quả giảng dạy của bộ môn đối với từng giáo viên.b. Kiểm tra các bộ phận thiết bị, thực hành, vi tính, gồm: + Xây dựng kế hoạch năm, tháng phục vụ hoạt động dạy và học các bộ môncó liên quan (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). Nội dung kế hoạchphải phù hợp với kế hoạch của trường. + Việc tổ chức cho mượn đồ dùng dạy học; chuẩn bị thiết bị cho giáo viên tổ chứcthí nghiệm thực hành; thống kê các giáo viên tổ chức TNTH (số lượng, tỉ lệ) theo phânphối chương trình của nhà trường đã được PGD phê duyệt. + Việc tổ chức cho truy cập mạng internet; thống kê số lượng (tỉ lệ) truy cậpmạng internet hàng tháng, cả năm. + Việc bảo quản; vệ sinh, bảo trì các thiết bị, máy tính.+ Kết quả hoạt động của các bộ phận thiết bị, thực hành, vi tính.c. Kiểm tra bộ phận thư viện, gồm: + Xây dựng kế hoạch năm, tháng phục vụ hoạt động dạy và học các bộ phậnbộ môn có liên quan (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). Nội dungkế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường. + Việc sắp xếp bố trí kho sách, phòng đọc, thư mục. + Việc giới thiệu sách; tổ chức cho mượn, đọc; thống kê số lượng (tỉ lệ), mượn,đọc hàng tháng, học kì và cả năm. + Việc bảo quản; vệ sinh; mỹ quan thư viện. + Kết quả hoạt động, nâng cao chất lượng thư viện.d. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, gồm: + Xây dựng kế hoạch năm, tháng (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thựchiện). + Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của tổ. Nội dung kế hoạch tậptrung việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, đổimới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; có lồng ghép việctổ chức thí nghiệm thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin, tự làm đồ dùng dạy học;có lồng ghép việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. + Kế hoạch dự giờ hoặc tự dự giờ (dành cho giáo viên trẻ, tự xin dự giờ giáo viênkhác để học tập); việc tham gia hội giảng, thao giảng nhằm nâng cao tay nghề; kế hoạchbồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. + Việc soạn, giảng dạy theo chương trình khung của Bộ, bảng phân phối chươngtrình của nhà trường đã được PGD phê duyệt. + Việc đánh giá học sinh của giáo viên theo thông tư 58 của BGDĐT, đánh giáhọc sinh qua thực hiện số lượng và chất lượng đề kiểm tra: nội dung câu hỏi kiểm tramiệng, đề và đáp án kiểm tra 15 phút, đề và đáp án kiểm tra 1 tiết (cấu trúc, ma trận, mứcđộ, nội dung theo chuẩn kiến thức).+ Thực hiện hồ sơ giáo viên; việc họp, sinh hoạt chuyên môn theo quy địnhcủa Sở, Phòng, Trường.+ Kết quả giảng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh, so sánh vớicác thời gian trước.