XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI...

6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ

thể của trường và có tính khả thi.

Kế hoạch kiểm tra có thể được thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và được treo

ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp

tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực

lượng kiểm tra bảo đảm được tính ổn định tương đối của kế hoạch.

Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu năm học.

Kế hoạch kiểm tra toàn năm:

Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự

thời gian từ tháng 8 năm trước đến tháng 7 năm sau.

Thời gian Đối tượng Nội dung Phương pháp Phân công

Tháng 8

Tháng 7

Kế hoạch kiểm tra tháng:

Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra

cả năm nhưng cần chi tiết hơn. Không chỉ ghi “đầu việc” mà có thể chỉ rõ “đích

danh”, thời gian tiến hành sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động

kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ.

Tuần Đối tượng Nội dung Phương pháp Hình thức Phân công

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Kế hoạch kiểm tra trong tuần:

Nội dung kiểm tra tuần có thể được ghi chi tiết:

Thứ Đối tượng Nội dung Phương pháp Hình thức Người kiểm

kiểm tra tra

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy