VI PHẠM PHÁP LUẬT PHẢI LÀ HÀNH VI CÓ LỖI CỦA CHỦ THỂ, TỨC LÀ KHI TH...

4. Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vitrái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó,đồng thời điều khiển được hành vi của mình.Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật, vi phạmpháp luật được chia thành các loại sau:Vi phạm pháp luật hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội,được quy định trong Bộ luật hình sự. Chủ thể tội phạm là những cá nhân có năng lực tráchnhiệm hình sự.Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước màkhông phải là tội phạm, hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toànxã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của phápluật phải bị xử lý hành chính. Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thểlà tổ chức.Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản(quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản, ..), quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảovệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền nhân thân khác. Chủ thể viphạm dân sự có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức