CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM, CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÀ G...

Câu 12. Cấu trúc tâm lý của hoạt động sư phạm, các phẩm chất của nhà giáo

đại học

Cấu trúc tâm lý hoạt động của nhà sư phạm được xác định như là mối liên hệ lẫn

nhau và tính kế tục trong các hành động của nhà sư phạm nhằm đạt được những mục

đích đã đề ra thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ sư phạm. Trong cấu trúc có 5

thành phần chức năng: nhận thức, thiết kế, cấu trúc, giao tiếp và tổ chức

- Nhận thức bao gồm các hành động có liên quan đến việc tích lũy tri thức và

phương tiện đạt được nó, và các kỹ năng tìm tòi tri thức. Chẳng hạn như: kỹ

năng nghiên cứu một nội dung khoa học nào đó và phương pháp tác động

(chuyển tải, truyền đạt) đến nguời khác; kỹ năng tìm hiểu những đặc điểm lứa

tuổi và loại hình cá thể; kỹ năng tìm hiểu những đặc điểm lứa tuổi và loại hình

cá thể; kỹ năng tự phân tích và đánh giá quá trình cùng kết quả hoạt động của

bản thân.

- Thiết kế bao gồm những hành động liên quan đến việc lập kế hoạch để thực

hiện các nhiệm vụ sư phạm và nghiên cứu được giao cũng như cách giải quyết

các nhiệm vụ đó. Có thể dẫn chứng một số kỹ năng sau: (a) kỹ năng dự kiến

các hoạt động của sinh viên; (b) kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng

dạy; (c) Kỹ năng thiết kế các biện pháp hình thành hứng thứ học tập và hứng

thú nghề nghiệp cho sinh viên; (d) kỹ năng xây dựng biện pháp và tổ chức

kiểm tra đánh giá hoạt động của sinh viên

- Thành phần cấu trúc bao gồm các hành động liên quan đến việc lựa chọn, sắp

xếp nội dung thông tin học tập và giáo dục trong bài giảng, xêmina và các biện

pháp khác. Thành phần này biểu hiện trong các kỹ năng: (a) Kỹ năng lựa chọn,

sắp xếp nội dung thông tin cần truyền đạt đến sinh viên; (b) kỹ năng dự kiến

hoạt động lĩnh hội của sinh viên; (c) kỹ năng dự kiến hành vi ứng xử trong quá

trình tác động tơi sinh viên

- Thành phần giao tiếp bao gồm những hành động liên quan tới việc hình thành

mối quan hệ hợp lý, có tính giáo dục giữa giảng viên và sinh viên. Thành phần

này bao gồm các kỹ năng như (a) Kỹ năng thiết lập mối quan hệ đúng đắn với

những đối tượng tác động của giảng viên; (b) Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

đúng đắn với lãnh đạo (theo chiều dọc) và đồng nghiệp (theo chiều ngang); (c)

Kỹ năng phối hợp hoạt động có tính chuyên môn hẹp của bản thân với những

vấn đề về vĩ mô.

- Thành phần tổ chức gồm những hành động thực tiễn, tư tưởng, giáo dục để tổ

chức cụ thể mối quan hệ trong hoạt động sư phạm (và hoạt động khác) giữa

giảng viên và sinh viên. Thành phần này bao gồm các kỹ năng sau: (a) Tổ

chức thông tin thông báo; (b) tổ chức các hoạt động của sinh viên; (c) Tự tổ

chức hoạt động của bản thân trong mối quan hệ với sinh viên và người khác

Cấu trúc tâm lý của hoạt động sư phạm thay đổi theo trình độ tay nghề của giảng

viên. Tay nghề sư phạm được biểu hiện ở bề ngoài và trong nhân cách

Những biểu hiện bên ngoài của tay nghề sư phạm là: (a) trình độ thực hiện hoạt

động sư phạm; (b) Chất lượng hoạt động sư phạm; (c) ứng xử phù hợp trong các

tình huống sư phạm; (d) mức độ đạt kết quả của sinh viên

Những biểu hiện bên trong của tay nghề sư phạm là: (a)các phẩm chất nghề

nghiệp (xu hướng và năng lực nghề nghiệp); (b) Thái độ tích cực với lao động sư

phạm; (c) Hứng thú và lòng yêu nghề sư phạm; (d) Năng lực sư phạm

Có 5 mức độ tay nghề hay trình độ hoạt động nghiệp vụ sư phạm của giảng viên:

- Mức độ tối thiểu (trình độ tái tạo): truyền đạt tri thức đã biết

- Mức độ thấp (trình độ thích nghi): truyền đạt và cải biến thông tin phù hợp với

đối tượng

- Mức độ trung bình (trình độ mô hình hóa cục bộ): có khả năng hình thành ở

sinh viên những tri thức – kỹ năng – kỹ xảo vững chắc theo từng phần của

giáo trình hay chuyên đề

- Mức độ cao (trình độ mô hình hóa hệ thống tri thức): có khả năng hình thành ở

SV những tri thức – kỹ năng – kỹ xảo vững chắc theo toàn bộ giáo trình và

chương trình cơ bản thuộc bộ môn mình giảng dạy

- Mức độ cao nhất (trình độ mô hình hóa hệ thống hoạt động): có khả năng sử

dụng bộ môn khoa học do mình đảm trách như một công cụ hình thành nhân

cách của sinh viên; có khả năng hình thành tư duy sáng tạo cho sinh viên; hình

thành ở họ khả năng khai thác độc lập tri thức mới và khả năng vận dụng

chúng trong điều kiện hoạt động mới

Phẩm chất của giảng viên

Giảng viên Đh thực hiện hai chức năng: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Do đó,

ngoài phẩm chất và năng lực chung cho các chuyên gia, họ phải có hai phẩm chất

năng lực có ý nghĩa nhất đối với hoạt động giáo dục ở đại học là xu hướng nghề

nghiệp sư phạm và năng lực sư phạm; xu hướng nghề nghiệp nghiên cứu khoa học và

năng lực nghiên cứu khoa học.

Giảng viên đại học là người không chỉ có khả năng giúp sinh viên phát hiện và giải

quyết những vấn đề chuyên môn sâu của một ngành học mà còn là người gắn bó với

nghiên cứu khoa học; tức là người biết nghiên cứu để hướng dẫn sinh viên nghiên

cứu

Sau đây là một trong số các đặc điểm cần có của một GV đại học:

1. Hiểu cách học của sinh viên

2. Các hoạt động liên quan đến phát triển của sinh viên

3. Tận tâm với công việc và sẵn sàng trao đổi học thuật với đồng nghiệp

4. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ