GIAO TIẾP SƯ PHẠMGIAO TIẾP LÀ HOẠT ĐỘNG TRONG ĐÓ NGƯỜI NÀY TIẾP XÚC V...

Câu 13: Giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là hoạt động trong đó người này tiếp xúc và đối tác với người kí để

có sự truyền thông tâm lý cho nhau hoặc để cùng nhau thực hiện một hoạt động nào

đó sau khi đã có sự truyền thông tâm lý

Giao tiếp là sự vận động và sự hiểu biết của những quan hệ xã hội. Giao tiếp

cũng là thước đo tính chất của các quan hệ xã hội, quan hệ giữa các cá thể người với

nhau

Giao tiếp sư phạm là một loại hình giao tiếp chuyên biệt giữa một bên là nhà giáo

dục và một bên là người được giáo dục. Sẽ không có hoạt đônggj sư phạm nếu không

có giao tiếp sư phạm

Nội dung của giao tiếp sư phạm là quá trình trao đổi những thông tin (quá

trình truyền thông tâm lý) khoa học, nghề nghiệp, là sự tác động có tính giáo dục

giữa các nhân cách trong hoạt động cùng nhau của giảng viên và sinh viên. Có thể

nói giao tiếp là phương tiện quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ học tập, để bảo

đảm tổ chức hệ thống những nguyên tắc quan hệ giữa giảng viên và sinh viên nhằm

đạt hiệu quả giáo dục và giảng dạy. Giao tiếp cũng là quá trình và hình thành nhân

cách của người chuyên gia tương lai

Có thể định nghĩa: giao tiếp sư phạm là những nguyên tắc, những biện pháp và

cách thức tác động lẫn nhau giữa nhà giáo dục với sinh viên mà nội dung của nó là

trao đổi thông tin, chỉ định các tác động giáo dục-học tập, tổ chức mối quan hệ sư-đệ

và cũng là sự “chuyển giao” nhân cách nhà giáo dục cho người học. Quá trình giao

tiếp sư phạm được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ.

Các giai đoạn giao tiếp sư phạm

+ Giai đoạn định hướng trước khi giao tiếp: trong giai đoạn này, nhà giáo dục mô

hình hóa hoạt động giao tiếp với sinh viên khi chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy sắp

diễn ra

+ Giai đoạn mở đầu quá trình giao dịch: nhà giáo dục tổ chức giao tiếp trực tiếp với

sinh viên ngay lúc đầu tiên tiếp xúc với họ

+ Giai đoạn điều khiển giao tiếp: là giai đoạn điều chỉnh, điều khiển và phát triển quá

trình giao tiếp. Đây chính là giai đoạn người giảng viên tìm các biện pháp phù hợp

trong hoạt động cùng nhau của giảng viên và sinh viên. Việc điều khiển quá trình sư

phạm được phát triển bởi phương pháp giảng dạy phù hợp với các nguyên tắc giao

tiếp. Cần lưu ý rằng, ngoài yêu cầu sư phạm còn có các yêu cầu tâm lý xã hội đối với

bài giảng, chúng được giải quyết bằng quá trình giao tiếp sư phạm

+ Giai đoạn kết thúc giao tiếp: Kết thúc sự giao tiếp và phân tích, đánh giá các giao

tiếp đã thực hiện ở ba giai đoạn trước, đặc biệt cần đối chiếu với những dự kiến ở giai

đoạn thứ nhất, trên cơ sở đó chuẩn bị cho chu kỳ hoạt động giao tiếp tiếp sau

Một số đặc điểm giao tiếp sư phạm ở trường đại học

Giao tiếp sư phạm ở đại học có đặ trưng quan trọng là tiứnh “tiền đồng nghiệp” giữa

giảng viên và sinh viên-những chuyên gia tương lai; làm giảm sự ngăn cách giữa

giảng viên và sinh viên. Do đó để giao tiếp sư phạm ở đại học đạt hiệu quả cao, cần

đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Phải kết hợp giữa yếu tố “cho điểm” với yếu tố cộng tác trong quá trình giáo

dục

- Hình thành tình cảm nghề nghiệp giữa giảng viên và sinh viên

- Chú ý đến sự phát triển tự ý thức của sinh viên; tránh những tác động độc

đoán, áp đặt trong giảng dạy giáo dục

- Chú ý tạo hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên, tăng cường thực hiện giao tiếp

sư phạm thông qua hệ thống các hoạt động giáo dục cụ thể. Tạo khả năng

nâng cao tính tích cực xã hội. Tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên có thể

giao tiếp ngoài khuôn viên giảng đường, phòng thí nghiệm...cùng sinh hoạt

văn hóa nghệ thuật, camping, picnic...

- Tích cực đưa sinh viên vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và tạo điều

kiện để họ cùng là việc với giảng viên trong nghiên cứu khoa học

Phong cách giao tiếp sư phạm

Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp

nhận, phản ứng, hành động tương đối ổn định và bền vững của nhà giáo dục trong

quá trình tiếp xúc với người được giáo dục để thực hiện nhiệm vụ truyền đạt tri thức

– kỹ năng – kỹ xảo – nghề nghiệp và phát triển nhân cách toàn diện của người được

giáo dục

Để đạt hiệu quả giao tiếp sư phạm, cần chú ý đến các nguyên tắc: (i) tôn trọng nhân

cách của đối tượng giao tiếp; (ii) Thiện ý trong giao tiếp; (iii) Vô tư, công bằng đối

với các đối tượng giao tiếp; (iv) đồng cảm với đối tượng giao tiếp

Có 3 kiểu phong cách giao tiếp sư phạm thường thấy: (a) Phong cách độc đoán; giảng

viên này thường không tuân thủ các nguyên tắc trên, vì thế các giảng viên này gặp

khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với sinh viên; (b) phong cách tự do: thể

hiện tính linh hoạt quá mức của giảng viên trong giao tiếp với sinh viên, họ không

làm chủ được diễn biến tâm lý của mình, họ tuy dễ dàng thiết lập quan hệ với SV

nhưng cũng dễ bị nhờn, giảm sút uy tín, giao tiếp không được điều khiển trọn vẹn; (c)

Phong cách dân chủ: người có phông cách này là người tuân thủ các nguyên tắc giao

tiếp sư phạm nói trên, họ thường dễ dàng thiết lập quan hệ tốt với sinh viên và đạt

hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm