) PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG ÔNG LÁI ĐÒ TRONG TÙY BÚT “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”...

Câu 2:) Phân tích hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân Nhân vật người lái đò được Nguyễn Tuân nhìn như là đối tượng của cái Đẹp. TheoNguyễn Tuân, không cứ gì cứ là người hoạt động ở các ngành nghệ thuật họ mới là kẻ tàihoa nghệ sĩ. Mà những con người xung quanh chúng ta biết tôn trọng cái Đẹp đều có thểứng xử Đẹp và tự giác sáng tạo ra cái Đẹp. Nghệ thuật ở đây chính là nó đã nhập thân vào người lái đò cả phương diện hìnhthức lẫn tính cách. “Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tự do, vì người láiđò ấy nắm được quy luật tất yếu của dòng sông Đà. Hình ảnh người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân dựng tượng khiến cho ta như sờmó được. Bức tượng ấy không phải là con người chung chung mà nó tạo dáng hết sức riêngbiệt không thể đặt tên gì khác hơn là “người lái đò sông Đà”. Bức tượng hắt chiếu ra tínhcách bên trong của con người này.“Tay ông dài lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào… nhỡn giới ông vời vợi như lúc nàocũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”. - Để làm nổi bật tài nghệ của ông lái đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượtthác của ông như là một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái của Khổng Minhvới biết bao nhiêu cạm bẫy, hết vòng này đến vòng khác, và mỗi vòng, đá trên thác sông Đàđều có những viên tướng ti ba chỉ huy.Để áp đảo ông lái đi, đám “quân thác đá” còn nổi trống chiêng la hò dữ dội “Rốnglên như ngàn con trâu mộng đang lồng lộn… rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu cháybùng bùng”.Thật là một liên tưởng hết sức bất ngờ. Câu chuyện nói về “đá thác” ở đây là liêntưởng tới “đàn trâu” và “rừng bị cháy”. Nếu không có phong cách tài hoa táo bạo củaNguyễn Tuân khi xử lý những hiện tượng trên sẽ gây ra khập khiễng, phi lôgich. Đoạn văndựng cảnh đầy giá trị tạo hình, nó như một cuốn phim quay cận cảnh và dựng lại đặc tả cácchi tiết. Chính Nguyễn Tuân đã có ý định sử dụng vốn văn hóa về môn nghệ thuật thứ bảynày để dựng cảnh thạch trận thật ấn tượng. Ta cũng lưu ý thuật kể đầy hồi hộp, đầy kịch tính căng thẳng, vốn tri thức về quânsự và võ thuật được đưa ra ứng dụng. Quả là “ông lái đã nắm chắc được binh pháp củathần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá…, Ông đã “cưỡi” lên thácsông Đà: “Nắm chặt lấy cái bờm sóng”, “bám chắc lấy luồng nước” lúc “phóng nhanh”lúc “lái miết”, nhớ mặt bọn đá “đứa thì ông tránh” “đứa thì ông đè xấn lên”…Ông lái đò quả là vị tướng đầy thao lược tài ba.Ông đang trình diễn nghệ thuật của mình với qui luật thiên nhiên khắc nghiệt. Nếuthiếu một chút bình tĩnh, thiếu một chút chính xác, ông phải trả giá bằng mạng sống củamình.Nguyễn Tuân quả là ưa khai thác những cảm giác mạnh để tác động những ấn tượngkhông phai mờ trong tâm não của độc giả về vẻ đẹp của ông lái đị, Không những là vẻ đẹpcủa bản lĩnh vượt thác phi thường mà cịn l vẻ đẹp của sự bình dị của con người sông nướcbình thường. Qua nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân cho rằng chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìmkiếm đâu xa. Nó có trong cuộc sống tìm miếng cơm manh áo của nhân dân lao động.Những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật. Họ là đốitượng của cái đẹp, của ánh sáng thẩm mĩ hiện đại. ĐỀ B: