BÀI THƠ “CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG” ĐƯỢC HUY CẬN VIẾT VÀO NĂM 1960,ĐƯỢC IN TRONG TẬP “BÀI THƠ CUỘC ĐỜI” (1963)

Câu 3: Mở bài : Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” được Huy Cận viết vào năm 1960,được in trong tập “Bài thơ cuộc đời” (1963). Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổitiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vàocuối thế kỷ 18. (Sách Văn 12). Lại có thuyết khẳng định: Chùa Tây Phương được xây dựngkhá lâu đời. Năm 1554, chùa được trùng tu. Năm 1660, chúa Trịnh Tạc đến thăm và chosửa sang lại, chùa càng đẹp hơn, quy mô hơn. Đến đời Tây Sơn, chùa lại được trùng tu mộtlần nữa và đúc chuông “Tây Phương cổ tự” (theo Nguyễn Phi Hoành). Thân bài : Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương – công trình mĩ thuật tuyệt diệuHuy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa. Trong niềm vuiđổi đời, nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước, càng tin tưởng tự hàovề chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân. Sau khổ thơ đầu nhập đề bằng nhữngvấn vương, ám ảnh của nhân vật trữ tình về các pho tượng chùa tây Phương ,đến đoạn thơnày gồm 4 khổ thơ. Trong đó ba khổ đầu, mỗi khổ là một pho tượng hiện lên với nhữngdáng vẻ, tư thế khác nhau tiêu biểu cho cả quần thể tượng. - Pho tượng La Hán thứ nhất là hiện thân của sự tích diệt đến khô gầy. Chân với taychỉ còn lại “xương trần”. Tấm thân gầy như đã bị “thiêu đốt”. Mắt sâu thành “vòm” với cáinhìn “trầm ngêm đau khổ?”. Dáng ngồi tĩnh tọa bất động qua mấy ngàn năm: “Đây vị xương trần chân với tay Có chí thiêu đốt tấm thân gầyTrầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay”. - Pho tượng La Hán thứ hai như chứa đựng biết bao vật vã, dằn vặt, đau khổ. Mắt thì“giương”, mày thì “nhíu xệch”. Trán như đang “nổi sóng biển luân hồi” vô cùng vô tận.Môi cong lên “chua chát”. Tâm hồn khô héo. Bàn tay “gân vặn”, mạch máu thì “sôi” lên.Các chi tiết nghệ thuật, những nét khắc, nét chạm bằng ngôn ngữ đã gợi tả vẻ dữ dội đầy ấntượng: về một chân tu khổ hạnh:“Có vị mắt giương, mày nhíu xệchTrán như nổi sóng biển luân hồiMôi cong chua chát tâm hồn héoGân vặn bàn tay mạch máu sôi” - Pho tượng La Hán thứ ba rất dị hình. Ngồi trong tư thế “chân tay co xếp lại” chẳngkhác nào chiếc thai non “tròn xoe”. Đôi tai rất kì dị “rộng dài ngang gối”. Vị tu hành nàynhư suốt đời “nghe đủ chuyện buồn” của chúng sinh: “Có vị chân tay co xếp lạiTròn xoe tựa thể chiếc thai nonNhưng đôi tai rộng dài ngang gốiCả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn” Tóm lại, phần đầu bài thơ rất đặc sắc. Nghệ thuật tả các pho tượng rất biến hoá, nétvẽ, nét tạc nào cũng sống động và có hồn. Tượng La Hán là những tĩnh vật, nhưng tượngnào cũng được tả trong những tư thế và cử chỉ khác nhau, với một cõi tâm linh sâu thẳm.Các vị La Hán như đi tìm phép nhiệm màu cứu nhân độ thế, đang vật vã trong bế tắc. Nhàthơ không chỉ phản ánh một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắckhông tìm được lối ra mà còn thể hiện một tinh thần nhân đạo đáng quý, trân trọng và cảmthông. Kết bài : Từ việc quan sát và miêu tả sắc sảo các pho tượng, đoạn thơ gợi lên những cảm nhậnvà suy tưởng sâu sắc về những khổ đau , bế tắc của cha ông trong quá khứ. Đoạn thơ bày tỏniềm cảm thông sâu sắc với những cuộc đời cũ khi chưa tìm được lối ra.---

Chúc các em thành công !