2. ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊNTHỨ NHẤT, THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ MỤC ĐÍCH GIẢNG...

3.2. Đối với giảng viênThứ nhất, thay đổi nhận thức về mục đích giảng dạyĐối với giảng viên nói chung, cần nhận thức rằng, việc giảng dạy bất cứ học phần nào không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức mà còn phải giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm. Việc thay đổi tư duy nhận thức là một việc làm khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và kiên trì. Thứ hai, có phương pháp giảng dạy tích cực để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên.Khi bắt đầu học phần, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, lưu ý sinh viên về thái độ học tập, ý thức kỷ luật, tác phong khi đến lớp cũng như thái độ của sinh viên khi giao tiếp. Trong mỗi giờ học, giảng viên cần cho sinh viên được phát biểu ý kiến cá nhân giúp sinh viên mạnh dạn, tạo không khí thoải mái để sinh viên tự tin trình bày quan điểm, hòa nhập với tập thể. Khi cho sinh viên thảo luận nhóm, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách làm việc nhóm.Giảng viên cần đa dạng các hoạt động giảng dạy để giúp sinh viên tích cực hơn như: trò chơi khởi động nhằm tạo hứng thú, giảm sự căng thẳng; sử dụng phim ảnh hoặc tình huống thực tế để yêu cầu sinh viên phân tích, giải quyết vấn đề, rút ra kinh nghiệm sống; yêu cầu sinh viên tự hoàn thành sơ đồ, vẽ bảng biểu để giúp sinh viên có kỹ năng tư duy, lập kế hoạch, sắp xếp công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả, biết phân tích và so sánh…Giảng viên giảng các học phần về kỹ năng mềm cần có phương pháp giảng dạy phù hợp. Bản thân giảng viên phải thuần thục về kỹ năng đó, như là hình mẫu để sinh viên học tập, ví dụ: giảng về kỹ năng quản lý thời gian thì bản thân giảng viên phải quản lý tốt thời gian của mình, không thể để xảy ra tình trạng cháy giáo án, trả bài chậm, vào lớp muộn… Muốn vậy, giảng viên phải được đào tạo để thay đổi nhận thức và có được năng lực, kỹ năng truyền đạt đúng với đặc trưng của dạy kỹ năng mềm.