ĐỐI VỚI SINH VIÊNTHỨ NHẤT, CẦN NHẬN THỨC ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA...

3.3. Đối với sinh viênThứ nhất, cần nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềmSinh viên cần nhận thức được rằng, trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hóa, trong đó bên mua là các doanh nghiệp, bên bán là người lao động (gồm sinh viên), giá cả của hàng hóa sức lao động là tiền lương. Để bán được sức lao động mà không bị ế (tức là không bị thất nghiệp) và bán với giá cao (tức là được trả lương cao) thì bên bán phải biết bên mua cần gì để chuẩn bị hàng hóa cho tốt. Điều đó có nghĩa, sinh viên phải xác định rõ công việc mình sẽ làm sau khi ra trường, phân tích xem công việc đó cần những kỹ năng gì, nhà tuyển dụng có những đòi hỏi gì… để chuẩn bị hàng hóa sức lao động cho tốt.Kỹ năng mềm cần được nhìn nhận nghiêm túc và là một quá trình tích lũy, chứ không thể vội vàng bù đắp ngày một ngày hai được. Vì vậy, sinh viên nên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi học phần, mỗi học kỳ và mỗi năm học. Có như vậy, khi ra trường sinh viên sẽ tự tin với năng lực của mình, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thứ hai, tích cực tham gia các hoạt động để phát triển kỹ năng mềmSinh viên cần chủ động tham gia các hoạt động học tập như thuyết trình, làm việc nhóm…; tích cực tham gia các hoạt động đoàn, hội để tích lũy các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và quản lý…; tham gia các công tác xã hội để nâng cao tinh thần cộng đồng và phát triển kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề…Sinh viên tìm kiếm các công việc bán thời gian phù hợp để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhằm hỗ trợ tích cực cho công việc tương lai của mình.