A. ĐẢM BẢO CẤU TRÚC BÀI NGHỊ LUẬN

2. Bàn luận

Khẳng định tính đúng đắn của hai ý kiến:

- Phần mở đầu và kết thúc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với một tác phẩm văn

học. Điều này được thể hiện ở tất cả các thể loại, đặc biệt là truyện ngắn.

- Tác phẩm tự sự nào cũng cần phải có cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện

được tạo dựng, là khung xương của tác phẩm. Cốt truyện gồm 5 phần: trình bày(= mở

đầu), thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút(= kết thúc). Các bước diễn biến của cốt truyện

đi từ mở đầu đến phát triển và kết thúc. Vì thế, trong các yếu tố của cốt truyện, nhà văn

đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của đoạn mở đầu và đoạn kết. Phần mở như một khúc dạo

đầu, định hình ý tưởng của tác giả, quyết định sự lôi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm đối với

bạn đọc; phần kết lại là khúc vĩ thanh gói lại tác phẩm đồng thời mở ra trong lòng bạn đọc

những suy nghĩ, liên tưởng mới, kết tinh tư tưởng của tác phẩm.

- Trong kết cấu của một tác phẩm văn học, sự sắp xếp các phần theo một trật tự hợp lí, thể

hiện ý đồ nghệ thuật của người viết. Nếu thay đổi trật tự hoặc thiếu đi phần nào sẽ làm mất

đi tính thống nhất của một chỉnh thể toàn vẹn. Trong chỉnh thể đó phần mở đầu và kết thúc

không thể thiếu, bởi theo Aristote: Cái hoàn chỉnh là cái có phần đầu, phần giữa và phần

cuối, theo Lưu Hiệp thì phải tổng văn lí (thống nhất mạch lạc bài văn), thống đầu vĩ (liên

kết mở đầu và kết thúc) hay theo Nhữ Bá Sĩ không đóng, mở, kết cấu thì không thành văn

chương.

→ Tác dụng, ý nghĩa của phần mở - kết: vừa tạo cho tác phẩm một chỉnh thể thống nhất

vừa chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, thể hiện tư tưởng của nhà văn, đồng thời tác

động mạnh mẽ tới tâm hồn bạn đọc.