LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM LÀ MỘT LỰC LƯỢNG QUAN TRỌNG TRONG XÃ HỘI, VỚI TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VẺ VANG, NÊN TÀI LIỆU VIẾT VỀ PHỤ NỮ HIỆN NAY KHÔNG ÍT

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng quan trọng trong xã hội, với truyền thống

lịch sử vẻ vang, nên tài liệu viết về phụ nữ hiện nay không ít. Đặc biệt là các công

trình viết về các nữ anh hùng dân tộc, phong trào phụ nữ. Có thể kể đến các công

trình như:

Cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, gồm 2 tập do tác giả Nguyễn Thị

Thập chủ biên, Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1982. Sách tập trung phân tích

các phong trào chính của phụ nữ Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975. Tổ chức

của Hội chưa được đề cập.

Cuốn Phong trào “Phụ nữ ba đảm đang” trong kháng chiến chống Mỹ cứu

nước do tác giả Lê Chân Phương biên soạn, Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành 2005.

Sách tập trung trình bày, phân tích một phong trào cụ thể của Hội Liên hiệp phụ nữ

6

Việt Nam là “Phụ nữ ba đảm đang” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các hoạt

động khác của Hội và tổ chức Hội chưa được đề cập.

Cuốn Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi

mới đất nước do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa

thông tin phát hành năm 2007. Công trình đi vào đánh giá, phân tích vai trò, vị thế

của phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công

cuộc đổi mới đất nước thông qua việc khái quát các hoạt động, phong trào chính do

Hội phát động, tổ chức. Tổ chức Hội và vai trò của Hội chưa được quan tâm đi sâu

phân tích.

Công trình khoa học “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu xây

dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” năm 2002 do TS. Thang

Văn Phúc làm chủ nhiệm đề tài. Công trình tập trung làm rõ sự đổi mới về tổ chức

và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể trong điều kiện phát triển nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa, trong đó sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt

Nam mới chỉ được đề cập một cách chung chung, không chuyên sâu (phần viết

riêng về Hội chiếm dung lượng nhỏ so với toàn bộ nội dung công trình) và chủ yếu

đi vào khía cạnh dân chủ đại diện của tổ chức Hội.

Đặc biệt, sách viết về phong trào phụ nữ các tỉnh chiếm một tỉ lệ không nhỏ

trong các cuốn sách viết về phụ nữ Việt Nam: Lịch sử phong trào phụ nữ Thái Bình,

giai đoạn 1927 – 2000 do nhóm các tác giả Vũ Thị Thu Hạ, Lê Công Hưng, Trần

Mạnh Hưng… biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2003;

“Lịch sử phong trào phụ nữ Hà Nội 1954 – 1987” do Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội

biên soạn, Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 1989; “Lịch sử phong trào phụ nữ

tỉnh Bắc Ninh (1930-2000)” do nhóm tác giả Phạm Khắc Thiệu, Nguyễn Xuân Hoà,

Đỗ Ngọc Uẩn… biên soạn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh phát hành năm

2000; “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Cao Bằng (1930-2010)”, do nhóm tác giả

Đinh Ngọc Viện, Trần Văn Trân, Triệu Thị Thu Trang… biên soạn, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia phát hành năm 2011; “Lịch sử phong trào phụ nữ Quảng Trị

7

(1930 - 2005)” do nhóm tác giả Nguyễn Thị Châu, Nguyễn Thị Hường, Lê Thị Lan

Hương biên soạn, Nhà xuất bản Thuận Hoá phát hành năm 2007; “Lịch sử phong

trào phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (1930 - 2006)” do tác giả Nguyễn Cao Thâm chủ biên,

Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2007; “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hoà

Bình (1930-1996)” do các tác giả Lê Văn Bàng, Nguyễn Thị Minh Thuận, Bùi Thị

Chưng... sưu tầm và biên soạn, Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1999; “Truyền

thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1913 - 2000)”, tác giả: Trần Mạnh

Tường, Trần Thị Hà Nhi, Nhà xuất bản Bình Thuận phát hành năm 2004; “Truyền

thống cách mạng phụ nữ Minh Hải 1930-1954”, Hội Liên hiệp phụ nữ Minh Hải

biên soạn, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau phát hành năm 1993…

Những công trình trên chỉ viết về phong trào phụ nữ của tỉnh trong một giai

đoạn nhất định, chưa đề cập đến tổ chức, hoạt động chung của Hội Liên hiệp phụ nữ

Việt Nam.

Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào viết một cách

hệ thống về tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1976

đến năm 2002. Với mong muốn làm nổi bật tổ chức, hoạt động của Hội Liên hiệp

phụ nữ Việt Nam qua các nhiệm kỳ, đồng thời tạo nên một công trình chuyên khảo,

có ý nghĩa, tác giả lựa chọn “Tổ chức, hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt

Nam 1976 - 2002” làm đề tài luận văn thạc sĩ.