TRONG BUỔI TRANH LUẬN VỀ QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ...

10. Trong buổi tranh luận về quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội củacông dân, nhiều bạn ở lớp cho rằng chỉ cán bộ, công chức Nhà nước là những người cóchức có quyền mới được thực hiện quyền đó nhưng Hùng lại khẳng định tất cả mọi côngdân đều có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Theo Hùng đó là vì Hiếnpháp đã quy định như thế. Không một ai, không văn bản pháp luật nào được quy địnhtrái với Hiến pháp.Xin hỏi Hùng nói có đúng không? Hiến pháp là gì? Vì sao các văn bản pháp luậtkhông được trái với Hiến pháp?Trả lời: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước quy định những vấn đề nền tảng của đấtnước, những nguyên tắc mang tính định hướng về đường lối xây dựng, phát triển đất nước,bản chất Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, về bộmáy nhà nước, về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luậtViệt nam. Chỉ có Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất mới có quyền ban hành,sửa đổi Hiến pháp. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không đượctrái Hiến pháp.Điều 146 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, cóhiệu lực pháp lý cao nhất.Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.Hùng nói đúng. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Đây làquyền của tất cả công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.Điều 53 Hiến pháp năm 1992quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấnđề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhànước tổ chức trưng cầu ý dân”.