HÀNH VI NÀO THÌ BỊ COI LÀ CẢN TRỞ VIỆC HỌC TẬP CỦA TRẺ EM

3. Hành vi nào thì bị coi là cản trở việc học tập của trẻ em? Người có hành vi cảntrở việc học tập của trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?Trả lời:Hiến pháp năm 1992; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Giáo dục đềuxác định học tập là quyền của công dân. Nhà nước nghiêm cấm hành vi cản trở việc học tậpcủa trẻ em.Điều 10 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem quy định các hành vi sau được coi là cản trở việc học tập của trẻ em: - Lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền đểdụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.- Bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái phápluật.- Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy địnhcủa pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.- Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em.- Từ chối tiếp nhận hoặc gây áp lực để cản trở việc tiếp nhận trẻ em khuyết tật có khảnăng học tập, trẻ em nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ hoặc có cha, mẹ nhiễm HIV được vàohọc tại các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.Người có hành vi cản trở việc học tập của trẻ em, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xửphạt theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chínhphủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo cácmức sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mộttrong các hành vi sau đây:+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em phải bỏ học,nghỉ học;+ Từ chối tiếp nhận, cản trở trẻ em bị nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ bị nhiễmHIV/AIDS hoặc trẻ em có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS vào học tại các cơ sở giáo dục theoquy định;+ Từ chối tiếp nhận trẻ em bị khuyết tật mà vẫn có đủ điều kiện vào học tại các cơ sởgiáo dục theo quy định;+ Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ học, nghỉ học;+ Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;+ Có điều kiện mà không bảo đảm điều kiện học tập cho trẻ em làm hạn chế quyềnđược học tập của trẻ em;+ Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quyđịnh của pháp luật, không đảm bảo thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt trẻ em bỏ học,nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật;Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đểthực hiện hành vi vi phạm đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi củacơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy đã bị phá hoại.