2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP A. CƠ CẤU NGÀNH C...

7.2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp a. Cơ cấu ngành công nghiệp- Nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng với 29 ngành thuộc 3 nhóm: công nghiệp khaithác, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.- Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt thích nghi với tình hình mới, trongđó nổi lên các ngành công nghiệp trọng điểm.- Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Những khu vực tập trung các hoạt động côngnghiệp là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; ở Duyênhải miền Trung có một vài trung tâm công nghiệp. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu sự tác động củahàng loạt nhân tố: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kỷ thuật, thịtrường, đường lối chính sách…- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng củakhu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.b. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Nước ta có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành này có vai trò to lớn trong sự nghiệp côngnghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.- Công nghiệp năng lượng gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu và công nghiệp điện lực.+ Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu bao gồm công nghiệp khai thác than, công nghiệpkhai thác dầu khí. Đây là hai ngành dựa trên thế mạnh về nguồn tài nguyên phong phú của nước ta, nhữngnăm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ. Sự phân bố của các ngành gắn liền với khu vực phân bố tàinguyên.+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp điện lực. Đây là ngành thuộckết cấu hạ tầng nên được đầu tư đi trước một bước. Trước đây, thủy điện chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sảnlượng điện thì từ năm 2005 đến nay, nhiệt điện lại chiếm tỉ trọng chủ yếu.- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản bao gồm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩmvà công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấucác ngành công nghiệp, với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụrộng lớn ở trong và ngoài nước. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm bao gồm: công nghiệp chếbiến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi, công nghiệp chế biến thủy, hải sản.+ Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản với các ngành chính là cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ, bột giấy,đồ gỗ, mây tre đan… Trong những năm qua ngành này chậm phát triển, phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên vàBắc Trung Bộ.- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta dựa vàonguồn lao động đông và rẻ cùng với thị trường tiêu thụ rộng lớn; bao gồm các phân ngành: công nghiệp dệt,may; da - giày; công nghiệp giấy - in - văn phòng phẩm:+ Là ngành công nghiệp truyền thống dựa trên cở sở các thế mạnh về nguồn lao động và thị trườngtiêu thụ, cùng với nguồn nguyên liệu khá phong phú. Công nghiệp dệt, may của nước ta phát triển không ổnđịnh và chủ yếu phân bố ở các thành phố lớn.+ Công nghiệp da - giày là ngành truyền thống, những năm gần đây phát triển mạnh mẽ dựa trênnguồn nguyên liệu, lao động và thị trường. Ngành này chủ yếu phân bố ở các thành phố lớn.+ Công nghiệp giấy - in - văn phòng phẩm gần đây phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nướctăng, tuy nhiên chủng loại còn nghèo nàn, khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập. c. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất côngnghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế,xã hội và môi trường.- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố:+ Nhân tố bên trong: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản; các điềukiện kinh tế- xã hội như dân cư và lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị…+ Nhân tố bên ngoài gồm thị trường, vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản ký…- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính hiện nay ở nước ta là: điểm công nghiệp, khu côngnghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.+ Khu công nghiệp tập trung là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành và hiệnnay phát triển rất nhanh. Khu công nghiệp thường phân bố ở những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.+ Trung tâm công nghiệp thường gắn liền với các thành phố.+ Ở nước ta hiện nay có 6 vùng công nghiệp.