BÀI 34. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành- Cơ cấu ngành công nghiệp là sự kết hợp giữa các ngành công nghiệp thành một tổngthể công nghiệp. Được biểu hiện ở 3 yếu tố : + Số lượng các ngành trong toàn hệ thống.+ Tỉ trọng từng ngành (nhóm ngành) trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp.+ Mối quan hệ giữa các ngành.- Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng :+ Theo Tổng cục Thống kê 1994 thì công nghiệp nước ta có 19 ngành, chia thành 4nhóm ngành:Công nghiệp năng lượng gồm: Khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí) và điện lực.Công nghiệp vật liệu gồm : Vật liệu xây dựng, hoá chất và luyện kim.Công nghiệp sản xuất công cụ lao động gồm : Cơ khí và điện tử.Công nghiệp nhẹ gồm : Sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm.+ Theo cách phân loại hiện hành, thì công nghiệp nước ta có 29 ngành, chia thành 3Công nghiệp khai thác: 4 ngànhCông nghiệp chế biến: 23 ngành. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành + Trong cơ cấu ngành hiện nay đã nổi lên một số ngành trọng điểm đó là các ngành :Năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, hoá chất - phân bón - cao su, vật liệu xây dựng, cơkhí - điện tử. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tìnhhình mới, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.+ Giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp nhóm B cónhiều lợi thế, được chú trọng phát triển nên tăng dần tỉ trọng, nhưng bước vào thập niên 90của thế kỉ XX các ngành công nghiệp nhóm A được quan tâm đầu tư nên tỉ trọng tăng dần.+ Từ sự thay đổi cơ cấu nhóm ngành nên cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi.- Cơ cấu ngành công nghiệp đang được tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau :+ Xây dựng cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt để thích nghi với cơ chế thị trườngvà tình hình thế giới.+ Đẩy mạnh các ngành thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác và chế biến dầukhí. Đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.+ Đầu tư theo bề sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ hiện đại để nâng cao chấtlượng sản phẩm.