CÂU 2 (6,0 ĐIỂM) CẢM NHẬN CỦA EM VỀ ĐOẠN THƠ SAU

2.2 Phân tích

a.Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước

- Bốn câu thơ mà khái quát được cả hành trình của đất nước trong bốn

ngàn năm lịch sử. Không khí tươi vui, tác giả sử dụng biện pháp so

sánh đất nước như người mẹ hiền tần tảo qua bao biến động thăng trầm

vẫn đi lên phía trước, sáng rõ.

- Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước cho dù

trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn. Và đất nước được hình dung so

sánh với vì sao. Sao là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và

thời gian. Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc, nhất định

đất nước cũng sẽ tở sáng như những vì sao trong hành trình đi đến

tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Qua đó bộc lộ niềm tự hào

về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường

tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không bao giờ mất đi và không một thế lực

nào ngăn cản được.

Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ,

hiên ngang tiến lên phía trước, cảm xúc của nhà thơ là lạc quan, tin

tưởng, ngợi ca sức sống quả quê hương, đất nước, của dân tộc khi mùa

xuân về.

=> Tác giả đã khái quát diện mạo của đất nước một cách chân thực với

niềm tin, niềm tự hào sâu sắc.

b. Ước nguyện của nhà thơ (8 câu tiếp)

- Muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời, bày tỏ qua những

hình ảnh tự nhiên giản dị và đẹp. Đẹp, tự nhiên và giàu ý nghĩa vì nhà

thơ đã lấy cái đẹp tinh túy của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm

hồn.

- Làm con chim hót giữa muôn vàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng

hót vui, làm một cành hoa giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến

hương sắc cho đời, làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân to

lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Đầu bài thơ, tác giả khắc họa

mùa xuân bằng bông hoa và tiếng chim hót. Cấu tứ lặp đi lặp lại như

vậy tạo ra sự đối ứng mạnh mẽ. Hình ảnh chọn lọc trở lại đã mang một

ý nghĩa lớn: mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ

tự nhiên.

- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định: Nó không chỉ là lời tâm niệm

3

thiết tha, chân thành của nhà thơ mà còn đề cập đến một vấn đề lớn là

khát vọng của nhiều người. Ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng,

nhưng được tác giả âm thầm lặng lẽ dâng cho đời. “Nho nhỏ”, “lặng lẽ”

là cách nói chân thành, giản dị, khiêm tốn, là cách sống cao đẹp.

- Điệp từ “dù” khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được

nhấn mạnh làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ

ấm áp mà còn xúc động trước lời tâm sự thiết tha của một con

người đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc

đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn thiết tha được sống đẹp, sống có

ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung.

c. Nghệ thuật đặc sắc

Chỉ ba khổ thơ nhưng đã thể hiện nghệ thuật đặc sắc của tác giả:

- Thể thơ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha

thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền

mạch của dòng cảm xúc.

- Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng,

đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp

lại, nâng cao và gây ấn tượng đậm đà.

- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng

mùa xuân: từ mừa xuân đất trời -> đất nước -> con người.

- Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: đoạn đầu vui,

say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả

trước khí thế lao động của đất nước. Cuối cùng là trầm lắng, hơi trang

nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm.