CÓ MỘT CẬU BÉ NGỖ NGHỊCH THƯỜNG BỊ MẸ KHIỂN TRÁCH. NGÀY NỌ GIẬN MẸ, CẬ...

Câu 1:

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung

lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng

vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao

hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”.

Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải

thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ

nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con

yêu thương người thì người cũng yêu thương con”

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (có độ dài không quá 500 từ) nói lên suy

nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?

HƢỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Yêu cầu chung:

- Học sinh có kĩ năng xử lí dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí thông qua văn

bản đã cho.

- Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức

thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung.

- Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

B. Yêu cầu cụ thể:

Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Nêu vấn đề nghị luận.

- Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận.

- Từ câu chuyện học sinh rút ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

2. Giải quyết vấn đề:

a. Tóm tắt và rút ra ý nghĩa của câu chuyện:

- Học sinh tóm tắt được câu chuyện.

- Giải thích đúng: “cho” và “nhận”.

- Rút ra ý nghĩa:

=> Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi

con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan

hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống.

b. Phân tích, chứng minh:

- Biểu hiện mối quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

+ Quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống vô cùng phong phú bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần –

dẫn chứng.

+ Mối quan hệ “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng ngang bằng trong cuộc sống: có khi ta cho

nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại – dẫn chứng.

+ Mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của

người đó, mà nhiều khi mình nhận ở người mà mình chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự

bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống –

- Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?

+ Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm

thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng.

+ Con người cần phải biết “cho” nhiều hơn là “nhận”.

+ Phải biết “cho” mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền.

+ Để “cho” nhiều, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho

mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này.

c. Bàn bạc:

Bên canh việc “cho” và “nhận” đúng mục đích, đúng hoàn cảnh thì sẽ được mọi người quý trọng tin

yêu. Còn:

- “Cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng, dục vọng của bản thân.

- “Nhận” không có thái độ, tình cảm biết đền đáp, biết ơn.

=> Thì chúng ta cần phê phán

3. Kết thúc vấn đề.

- Khẳng định vấn đề đã nghị luận.

- Rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động.