“TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NÀO CŨNG XÂY DỰNG BẰNG NHỮNG VẬT LIỆU MƯỢN Ở THỰC...

2. Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở:

Chứng minh hai vấn đề chính:

- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn

được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII hiện lên với những mặt trái

của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm

của người phụ nữ… trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước

đường cùng của người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong

lao động xây dựng cuộc sống mới trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu

gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến

Duật…)

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân

sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự

bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những

người phụ nữ; qua “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người

nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện

cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của

người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ,

bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.