“TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NÀO CŨNG XÂY DỰNG BẰNG NHỮNG VẬT LIỆU MƯỢN Ở THỰC...

1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong “Tiếng nói của văn nghệ”:

- Giải thích từ ngữ:

+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng

của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng

cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây

dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi

vào cuộc sống.

+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm

không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện

những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây

chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện

của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể

hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của

các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.