CHỨNG MINH CÁC TÁC PHẨM TRÊN ĐÃ PHẢN ÁNH SÂU SẮC HIỆN THỰC XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM

2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam: Tập trung vào những phương diện chính sau đây:* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến: - Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền, chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người. - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. - Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được phản ánh thông quasố phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ; sự đại bại của bè lũ xâm lược.- Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất nhân, phi nghĩa của bọn buôn người. - Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh sự tàn ác, toan tính thấp hèn của kẻ bất nhân. * Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ: - Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), bị chồng nghi ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết ở bến Hoàng Giang. - Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm êm, bỗng chốc rơi vào thảm cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ bàng, chua xót (Kiều ở lầu Ngưng Bích); trởthành món hàng trong tay bọn buôn người (Mã Giám Sinh mua Kiều). - Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn, âm mưu hiểm độc (Lục Vân Tiên gặp nạn).