- THẾ KỶ MỚI (THẾ KỶ XXI) LÀ THỜI KỲ ĐẤT NƯỚC TA ĐI VÀO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, HƠN THẾ NỮA “HỘI NHẬP NGÀY CÀNG SÂU VÀO NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI” (VŨ KHOAN, CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI)

2. Chứng minh: - Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Bước chân vào thế kỷ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu vềkinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ...) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người. - Nếp nghĩ nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rấtnhiều hậu quả, có thể kể ra:+ Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc. + Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu... (Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh).