Ở SÁU CÂU THƠ CUỐI, VẪN LÀ KHUNG CẢNH MÙA XUÂN, NHƯNG SẮC THÁI ĐÃ K...

3. Ở sáu câu thơ cuối, vẫn là khung cảnh mùa xuân, nhưng sắc thái đã khác hẳn vói cảnh ngày

xuân ở mười hai câu thơ trước.

Cảnh vẫn mang nét đẹp thanh tú, dịu nhẹ, mềm mại của mùa xuân: có con suối nhỏ uốn lượn

vói dòng nước nao nao, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang noi cuối ghềnh. Cái khác trước hết là ở bóng

chiều đã nhuốm cho cảnh vật một vẻ tĩnh lặng, mọi hoạt động của con người và thiên nhiên như

chậm lại (chị em thơ thẩn dan tay, nao nao dòng nựớc, bước dần) không còn cái không khí tấp nập,

rộn ràng đông đúc của cảnh lễ hội như trong tám câu thơ trước. Những từ láy [tà tà, thanh thanh,

nao nao) không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt, hai chữ

nao nao vốn thường chỉ dùng để tả tâm trạng, ở đây lại được dùng để miêu tả trạng thái của dòng

hoc360.net

nước. Bởi thế, câu thơ tả cảnh nhung thực chất là tả tâm trạng cọn người. Tâm trạng ấy có thể là

cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, có chút tiếc nuối về ngày vui sắp qua nhanh, đồng thời, cảm giác

nao nao cũng dường như là sự linh cảm về điều sắp xảy ra, tiếp theo đoạn thơ này: việc gặp nấm mồ

Đạm Tiên và cuộc gặp gỡ với Kim Trọng - khỏi đầu cho mối tình Kim - Kiều.