ĐOẠN TRÍCH GỒM MƯỜI TÁM CÂU THƠ, HAI CÂU ĐẦU NÓI VỀ THÒI GIAN MÙA X...

1. Đoạn trích gồm mười tám câu thơ, hai câu đầu nói về thòi gian mùa xuân: “Ngày xuân con én

đưa thoi - Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Để diễn tả sự vận động nhanh chóng của thòi

gian mùa xuân tác giả dùng hình ảnh “con én đưa thoi”. “Con én” là hình ảnh gắn liền với mùa

xuân, gần như là một hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân. Còn "thoi đưa” là hình ảnh biểu tượng

về sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian. Câu thơ của-Nguyễn Du là sự kết hợp hai hình ảnh: “con

én” và “thoi đưa”, thành một hình ảnh sáng tạo: “con én đưa thoi”. Bốn chữ ấy gợi ra hình ảnh

những đàn chim én bay lượn trên bầu trời mùa xuân, đồng thòi, diễn tả cảm giác về sự trôi chảy

nhanh chóng của thời gian mùa xuân (ý này được tiếp nối ở những câu thơ ngay sau đó: "Thiều

quang chín chục đã ngoài sáu mươi”).

Nếu hai câu đầu tả thời gian mùa xuân, thì hai câu tiếp theo là bức tranh tuyệt đẹp về không

gian mùa xuân: "Cỏ non xanh tận chân tròi - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Thảm cỏ non

hoc360.net

trải rộng tới chân trời làm nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy nổi bật lên hình ảnh:

“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Trên những cành thưa, điểm xuyết những bông hoa lê trắng

muốt, tất cả in trên nền xanh non của thảm cỏ tói tận chân trời, liền vói bầu trời trong xanh của mùa

xuân. Mọi đường nét, màu sắc đều hài hoà tuyệt diệu, tất cả gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo,

giàu sức sống của mùa xuân. So sánh vói câu thơ cổ mà Nguyễn Du đã dựa vào để viết hai câu này

sẽ thấy sự vận dụng sáng tạo của tác giả Truyện Kiều. Chỉ thêm vào những từ non, trắng, bức tranh

khung cảnh mùa xuân của Nguyễn Du đã trở nên thật sống động, có màu sắc tươi sáng, hài hoà,

tăng giá trị tạo hình và giá trị biểu cảm. Cách đảo trật tự từ trắng điểm làm nổi bật ấn tượng về màu

trắng tinh khiết của hoa lê.