VAI TRÒ CỦA TÌNH CẢM A) ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

3) Vai trò của tình cảm

a) Đối với hoạt động nhận thức:

Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chânlí. Ngược lại,

nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, chỉ đạo tình cảm, lí và tình là hai mặt của một

vấn đề nhân sinh quan thống nhất trong một con người.

Ví dụ: cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đặc biệt là Bác Hồ, chính vì lòng yêu

nước là động lực mạnh mẽ thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước , gp dân tộc ta.

b) Đối với hoạt động

Tình cảm chiếm vị trí dặc biệt quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh

hành vi của con người. Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động ; đồng thời tình

cảm thúc đẩy con người hoạt động hoạt động , giúp con người vượt qua nhũng khó khăn

trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động.

Ví dụ: sinh viên có niềm say mê trong học tập, trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học

thì sẽ có một tư tưởng học tập đúng đắn , luôn học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới.

Giáo viên có niềm say mê trong công tác giảng dạy thì luôn tìm tòi sáng tạo ra những

phương phương pháp dạy tốt, làm cho học sinh hiểu bài tốt hơn. Hay Edixơn chính vì

niềm đam mê phát minh mà ôngđã trải qua hơn 2000 lần thử nghiệm để phát minh ra cái

bóng đèn.

c) Đối với đời sống

Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống con người , con người không có cảm

xúc thì không thể tồn tại được. Khi con người bị đói tình cảm thì đời sống con người bị

rơi vào tình trạng rối loạn và con người không thể phát triển bình thường về mặt tâm lí.

Ví dụ: có những con người khi sinh ra và lớn lên bị lạc vào rừng, bị thú vật rừng nuôi

dưỡng, khi đưa về cuộc sống loài người thì họ không thể thích nghi được, thậm chí họ sẽ

bị chết.

d) Đối với công tác giáo dục con người.

Xúc cảm, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng vừa là điều kiện, vừa là phương tiện

giáo dục , đồng thời cũng là nội dung và mục đích của giáo dục. Tài năng của nhà giáo

dục phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu tuổi trẻ, thiếu lòng yêu

nghề, yêu học sinh thì người thầy giáo khó trở thành người thầy tốt.

Ví dụ: những đứa trẻ trong thời kì phát triển mà thiếu sự chăm sóc, giúp đỡ của cha mẹ,

thày cô, bạ bè thị rất dễ bị trầm cảm và cũng rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội.