VẼ HÌNH VÀ TRÌNH BÀY CÁCH TÍNH TOÁN

Câu 1: Cách xác định MNC? Vẽ hình và trình bày cách tính toán.

a. Tính toán MNC theo điều kiện bồi lắng bùn cát trong hồ:

MNKT

MNTK

MNDBT

V0,2%

V1%

Vh

MNC

a h

Vc

1

Vbc

Hình 1.1.1.a..1.1.1. Sơ đồ xác định MNC theo cao

trình bùn cát

Cao trình MNC sẽ được xác định theo công thức:

MNC = Z bc + a + h ( 3-1 )

Trong đó:

Z bc : Cao trình bùn cát lắng đọng trong qua trình làm việc của hồ chứa, tra từ quan hệ

Q~Z lòng hồ khi biết được V bc theo tài liệu thủy văn.

h : Độ sâu cần thiết để lấy nước vào cống, sơ bộ chọn h = 1,3m.

a : Độ gia cao an toàn hay chiều dày lớp đệm từ cao trình bùn cát đến đáy cống, là

khoảng cách cần thiết để tránh bùn cát bị cuốn vào cống, chọn theo kinh nghiệm, chọn a

= 0.50m.

Xác định cao trình bùn cát lắng đọng. Z bc .

Dung tích bùn cát lắng đọng trong một năm:

V bc = V ll + V dd (m 3 )

Trong đó: V ll : Thể tích bùn cát.

V dd : Thể tích bùn cát di đẩy.

Theo tài liệu thiết minh thủy văn ta có:

+ Thể tích bùn cát lơ lững: V ll = 454 (m 3 /năm).

+ Thể tích bùn cát di đẩy: V dd = 136 (m 3 /năm).

Vậy thể tích bùn cát lắng đọng trong 1 năm là:

V bc 1 năm = V ll + V dd = 454 + 136 = 590 (m 3 /năm).

Thể tích bùn cát lắng đọng trong thời gian vận hành của công trình.

V bc = V bc 1 năm x T = 590 x 75 = 44250 (m 3 ) = 44,250x10 3 m 3

Tra quan hệ: V~Z ta có Z bc = 895.4 (m)

Vậy: MNC = 895,4 + 0,5 + 1,3 = 897,2 (m)

b. Tính toán mực nước theo điều kiện tự chảy.

Cao trình MNC theo điều kiện tưới tự chảy xác định theo công thức sau:

MNC = Z đầu kênh + Z (3-2)

Trong đó:

Z đầu kênh : Mực nước khống chế đầu kênh, lấy theo tài liệu thủy công có.

Z đầu kênh = 896,5 m

Z: Tổng tổn thất trong cống khi lấy với lưu lượng lớn nhất, ∆Ζ = 0,5 m.

Vậy MNC = Z đầu kênh + Ζ = 896,5 + 0,5 = +897 (m)

Từ hai điều kiện trên ta chọn cao trình lớn nhất làm số liệu thiết kế MNC =

+897,2 m. Khi đó tra quan hệ đặc trưng địa hình lòng hồ Z~V có V c = 0,0659 x 10 6 (m 3 ).