VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH

3. Vai trò của vốn kinh doanh:

Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh

nghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến

hành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượng

vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các

nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy vốn kinh

doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của

doanh nghiệp. Cụ thể:

- Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại có vai trò quyết

định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh

nghiệp theo luật định. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra

đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tuỳ theo nguồn của vốn kinh

doanh, cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là công

ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh

nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh...

- Vốn kinh doanh là một trong số những tiêu thức để phân loại qui mô

của doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và

là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả

các nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng hàng

hoá, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá. Bởi vậy

các doanh nhân thường ví “buôn tài không bằng dài vốn”.

- Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm trong sản suất kinh doanh. Vốn kinh doanh bao giờ cũng

là cơ sở, là tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lược và

kế hoạch kinh doanh. Nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các quá trình

và quan hệ kinh tế và nó cũng là dầu nhờn bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận

động có hiệu quả.

- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là yếu tố giá trị. Nó chỉ

phát huy được tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kỳ

kinh doanh. Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh

doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ

dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị

phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, không hiệu

quả.

II

. NỘI DUNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.