2. PHÂN LOẠI VỐN KINH DOANH

1.2. Phân loại vốn kinh doanh:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có thể được xem xét,

phân loại theo các tiêu thức sau:

* Theo giác độ pháp luật:

- Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo năng lực kinh

doanh đối với từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp do pháp luật

qui định. Dưới mức vốn pháp định thì không thể đủ điều kiện để thành lập

doanh nghiệp.

Theo Nghị Định 221 và 222 HĐBT ngày 23/07/1991 cụ thể hoá một số

điều qui định trong luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân qui định:

+ Vốn pháp định đối với ngành kinh doanh tư liệu sản xuất cho công ty

trách nhiệm hữu hạn là 150 triệu đồng, công ty cổ phần là 500 triệu và doanh

nghiệp tư nhân là 80 triệu đồng.

+ Vốn pháp định cho các cửa hàng dịch vụ của công ty trách nhiệm hữu

hạn là 50 triệu đồng, công ty cổ phần là 200 triệu đồng, doanh nghiệp tư

nhân là 20 triệu đồng.

- Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào

điều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp

nhưng vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định.

* Theo giác độ hình thành vốn kinh doanh:

- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức

là số vốn cần thiết để đăng kí kinh doanh. Đó là vốn đóng góp của các thành

viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân hoặc

vốn của nhà nước giao.

- Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do trích từ lợi nhuận, do ngân sách

nhà nước cấp, sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu… bổ sung

để tăng thêm vốn kinh doanh.

- Vốn liên doanh: là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành cam

kết liên doanh, liên kết với nhau trong hoạt động thương mại, dịch vụ.

- Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn chủ sở hữu, vốn

liên doanh để có đủ vốn kinh doanh doanh nghiệp phải đi vay của ngân hàng

trong và ngoài nước.

* Theo giác độ chu chuyển vốn kinh doanh:

- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định bao gồm: toàn

bộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị

và thời gian sử dụng qui định.

- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu

thông.

+ Tài sản lưu động là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị

và thời gian sử dụng để xếp vào tài sản cố định.

+ Bộ phận quan trọng của vốn lưu động là dự trữ hàng hoá, vốn bằng

tiền như tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ các khoản phải thu ở khách

hàng...

Việc phân chia các loại vốn này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh

doanh thương mại. Vì tính chất của chúng rất khác nhau và hình thức biểu

hiện cũng khác nhau nên phải có các biện pháp thích ứng để nâng cao hiệu

quả sử dụng các loại vốn này.