ĐỌC ĐOẠN TRÍCH SAU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TỪ 1 ĐẾN 4 MÌ TÔM ĐƯỢC L...

25. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4

Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính từ bột mì, bột sắn, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ bột

đường và chất béo, lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật. Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà

không bổ sung thêm chất đạm và chất xơ thì bữa ăn mất cân đối. Nếu ăn tái diễn thường xuyên và liên tục

như vậy, cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây

tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.

Giáo viên: Đặng Ngọc Khương - HOCMAI

Trang 7

Chất béo trans fat tạo ra trong quá trình sản xuất mỳ sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu

Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates

(chất bột) và rất ít chất xơ. Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao nên

dầu dễ bị ôxy hóa và có khả năng tạo ra các chất béo dạng trans fat nhiều hơn. Trans fat sẽ làm tăng mức

cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy

cơ đột quỵ.

Ngoài ra, trong gói mì còn có gói nhỏ gia vị và gói mỡ, 2 gói này làm bát mì ăn liền thêm màu sắc hấp

dẫn, chất phụ gia và hương vị có tác dụng tạo sự ngon miệng, đánh lừa cảm giác của người ăn nhưng

không tốt cho người bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

Chất béo trans fat tạo ra trong quá trình sản xuất mỳ sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn

đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch và đột quỵ.