1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KÉ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ XUẤT PHÁT...

5.1. Cơ cấu tổ chức Bộ máy ké toán tại Xí nghiệp may Minh Hà

Xuất phát từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và việc sắp xếp các phân

xưởng trực thuộc, Xí nghiệp may Minh Hà đã áp dụng hình thức kế toán tập

trung. Điều này có nghĩa là toàn bộ công tác kế toán đều thực hiện ở phòng

kế toán tài chính từ khâu thu nhận xử lý thông tin trên hệ thống BCTC tổng

hợp. Ở Xí nghiệp may Minh Hà ngoài các nhân viên ở phòng kế toán tài

chính của Xí nghiệp, dưới các phân xưởng còn bố trí các nhân viên hạch

toán kinh tế nhằm giúp cho phòng một số việc nhất định (lập bảng tính

lương, tập hợp các phiếu lĩnh, phiếu xuất…). Phòng kế toán tài chính có 13

người đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau, bao gồm 01 kế toán

trưởng, 01 phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 01 kế toán nghiệp vụ

và một thủ quỹ.

- Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán tài chính): là người điều hành

giám sát mọi hoạt động của Bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm nghiệp vụ

chuyên môn KTTC. Kế toán trưởng thay mặt kiểm tra việc thực hiện chế độ,

thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực KTTC của Xí nghiệp.

- Phó phòng Kế toán kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ giúp kế toán

trưởng phụ trách các hoạt động của phòng, đồng thời có trách nhiệm tổng

hợp toàn bộ các chứng từ, bảng kê, nhật ký chứng từ do các kế toán viên

cung cấp vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Sau đó kế toán tổng hợp sẽ

vào sổ cái tổng hợp cho từng tài khoản, rồi lập báo cáo theo quy định chung

của Bộ tài chính và báo cáo nội bộ theo yêu cầu của cấp trên.

- Kế toán ngân hàng: phụ trách toàn bộ việc thu chi giao dịch thanh

toán với khách hàng.

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: căn cứ vào phiếu

xuất vật tư, bảng thanh toán lương, hợp đồng sản xuất, phiếu xuất kho thành

phẩm… Kế toán tiến hành tổng hợp chi phí và kiểm tra các số liệu do các

nhân viên hạch toán kinh tế ở các phân xưởng gửi lên. Xác định chính xác

thành phẩm dở dang cuối kỳ. Thực hiện tính giá thành sản phẩm theo đúng

đối tượng và phương pháp tính giá thành.

- Kế toán tài sản cố định: ghi chép phản ánh tổng hợp về số lượng,

hiện trạng giá trị tài sản cố định của Xí nghiệp, phản ánh kịp thời giá trị hao

mòn trong quá trình sử dụng từ đó lập kế hoạch sửa chữa và sử dụng hợp lý

tài sản cố định.

- Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, tình hình nhập, xuất, tồn để tiến

hành hạch toán ghi sổ.

- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm: theo dõi quá trình nhập

xuất kho thành phẩm, xác định chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ của toàn

Xí nghiệp.

Kế toán tiền lương: theo dõi việc tính toán, BHXH, BHYT, KPCĐ và

các khoản phụ cấp khác cho CBCNV của Xí nghiệp.

- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: giám sát việc thu mua, chi qua

các chứng từ gốc, theo dõi và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng

thời theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng (các khoản phải trả, phải

thu phát sinh…) thanh toán tạm ứng.

- Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu, chi căn

cứ vào chứng từ gốc hợp lệ.

- Các nhân viên kế toán ở các phân xưởng: có nhiệm vụ theo dõi từ

khâu NVL đến khi sản xuất ra thành phẩm nhập kho. Tổ chức tập hợp số

liệu, chứng từ gửi về phòng kế toán của xí nghiệp.

Sơ đồ 12

Bộ máy kế toán ở xí nghiệp may Minh Hà

Kế toán trưởng

Nhóm tài chính Nhóm NVL – TSCĐ Nhóm tổng hợp

Kế

Kế toán

Thủ

Bộ

CFSX

toán

phận

quỹ

thanh

NL

tiền

tài

NVL

tiêu

TSCĐ

tập

GTSP

thụ

trung

lương

phụ

chính

tùng

CCDC

BHX

mặt

bao bì

H

nhỏ