000 HỘI VIÊN. NHỮNG TỔ CHỨC NÀY ĐÃ VÀ ĐANG LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG Đ...

300.000 hội viên. Những tổ chức này đã và đang là nhân tố quan trọng để phát triển ngành kế toán nói chung, và ngành kiểm toán nói riêng. Tổ chức nghề nghiệp quốc gia có thể bao gồm các ủy ban chuyên môn về kế toán, đào tạo, đạo đức nghề nghiệp… và thường có các chức năng sau : Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về kiểm toán, nhằm giúp cho các thành viên luôn tiếp cận được với các kiến thức mới để nâng cao trình độ. Ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp, và xử lý những vi phạm điều lệ của các thành viên. Quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán, bằng cách quy định người tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán.Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán viên công chứng… Một số tổ chức nghề nghiệp còn có chức năng soạn thỏa và ban hành các chuẩn mực nghề nghiệp (thí dụ AICPA, WPK,…), nhưng một số tổ chức khác chỉ tham gia hội đồng tư vấn cho nhà nước để ban hanh chuẩn mực (như JICPA). Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam được thành lập vào năm 1994 và là thành viên của Hội đồng Quốc gia về Kế toán, một tổ chức được thành lập vào năm 1999 với chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trong thời gian qua Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đã tập trung thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chuẩn mực và chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán, huấn luyện nghiệp vụ… Bên cạnh đó do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong những năm gần đây, hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập vào tháng 04/2005. Theo điều lệ, VACPA chủ yếu bao gồm các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam, với mục đích tập hợp, đoàn kết những người hành nghề kiểm toán; duy trì sự phát triển và nâng cao trình độ kiểm toán viên hành nghề, chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm góp phần tích cực trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cho các doanh nghiệp và đất nước; mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở các nước khu vực và thế giới. VACPA là tổ chức thành viên của Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, chịu sự quản ký về nghề nghiệp của Bộ Tài Chính. Theo dự kiến, trong một vài năm tới, Bộ tài chính sẽ chyển giao dần chức năng quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán mà Bộ tài chính đang thực hiện nay cho Hội nghề nghiệp.Liên đoàn Kế toán Quốc tế ( International Federation of Accountants – IFAC ) là tổ chức phi Chính phủ bao gồm các tổ chức nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ra đời vào ngày 07/10/1977, tính đến nay IFAC có 163 thành viên ở 119 nước, đại diện cho hơn hai triệu kiểm toán viên trên toàn cầu. Mục tiêu chính của IFAC được nêu rõ trong Hiến chương thành lập là : “ phát triển và tăng cường phối hợp nghiêp vụ kế toán bằng các chuẩn mực hài hòa trên phạm vi toàn thế giới.” IFAC được lãnh đạo bởi Hội đồng với sự giúp việc của Ủy ban điều hành và Ban thư ký. Ngoài ra IFAC còn có bảy ủy ban trực thuộc để đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể theo từng lĩnh vực, trong đó có Ủy ban Quốc tế về Chuẩn mực Kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm (International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB ) chịu trách nhiệm nâng cao tính thống nhất của dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan trên phạm vi toàn cầu. Ủy ban này ban hành các chuẩn mực về kiểm toán và xác nhận, thúc đẩy chấp nhận các chuẩn mực này trên toàn cầu. Các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán được trình bày ở phụ lục II-A. Một tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực nghề nghiệp là ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB ), tiền thân của IASB là IASC ( International Accounting Standatds Committe) được thành lập năm 1973. Tổ chức này soạn thảo và ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán. Khi xây dựng các chuẩn mực quốc tế, những tổ chức trên làm việc theo nguyên tắc là cố gắng dung hòa tối đa các chuẩn mực và chính sách khác nhau của những quốc gia, nhằm giúp cho chúng có thể được các thành viên tự nguyện chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nghĩa là IFAC và IASB tập trung tiêu chuẩn hóa về những vấn đề quan trọng và cố gắng không phức tạp hóa các chuẩn mực làm cho chúng trở nên khó áp dụng trên thế giới. Các chuẩn mực cũng thường xuyên được bổ sung và liên tục cập nhật để phù hợp với sự phát triển chung và những yêu cầu của những quản lý hiện đại. Khi tham gia IFAC và IASB các thành viên tại những quốc gia khác nhau đều có nghĩa vụ ủng hộ công việc của IFAC và IASB bằng cách ấn hành những chuẩn mực quốc tế đã được duyệt và phải nổ lực tốt nhất nhằm mục đích:Bảo đảm rằng báo cáo tài chính được ban hành phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về các mặt quan trọng, và công bố việc tuân thủ này.Thuyết phục các chính phủ và những tổ chức có trách nhiệm ban hành những chuẩn mực quốc gia rằng báo cáo tài chính cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế về các mặt quan trọng.Thuyết phục các cơ quan kiểm soát thị trường chứng khoán, cũng như cộng đồng thương mại và kỹ nghệ rằng khi công bố báo cáo tài chính phải cần phải tuân theo chuẩn mực quốc tế về mọi mặt quan trọng và phải công bố rõ về sự tuân thủ đó.Bảo đảm rằng các kiểm toán viên cảm thấy thỏa mãn khi báo cáo tài chính đã tôn trọng chuẩn mực quốc tế trên những phương diện trọng yếu.Khuyến khích việc công nhận và tôn trọng hệ thống chuẩn mực quốc tế trên bình diện thế giới. Nói cách khác, tuy các chuẩn mực quốc tế không mang tính chất cưỡng chế, thế nhưng do lợi ích của chúng, nên hầu hết các tổ chức thành viên ở những quốc gia đều nổ lực tìm cách đạt được sự hòa hợp với các chuẩn mực quốc tế, thông qua việc sữa đổi, bổ sung hệ thống chuẩn mực hay chế độ về kế toán và kiểm toán của quốc gia mình. Bởi lẽ nhiều quốc gia nhận thức rằng việc tuân thủ chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính họ; và chính nhờ việc thực hiện các nghĩa vụ trên ở từng quốc gia, đã dần dần giúp cho kế toán trở thành ngôn ngữ chung trong kinh doanh quốc tế, cụ thể như tạo dần sự hòa hợp giữa những chuẩn mực hay chế độ kế toán khác nhau giữa các nước trên thế giới, nâng cao chất lượng và tính có thể so sánh được của báo cáo tài chính, tăng cường độ tin cậy và sự hữu dụng của báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, trên thế giới còn có các tổ chức quốc tế khác của nghề nghiệp kiểm toán là IIA (Hiệp hội kiểm toán nội bộ ) và INTOSAI ( Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao).