KIỂM TOÁN LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG ĐÃ CÓ TỪ RẤT LÂU ĐỜI KỂ TỪ THỜI MÀ CÁC THÔNG TIN ĐƯỢC PHÊ CHUẨN BẰNG CÁCH ĐỌC LÊN TRONG MỘT BUỔI HỌP CÔNG KHAI, VÌ THẾ TỪ GỐC CỦA THUẬT NGỮ KIỂM TOÁN (AUDIT) THEO TIẾNG LA TINH LÀ “AUDITUS” CÓ NGHĨA LÀ “NGHE”

1.1.1 Trên thế giới: Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu đời kể từ thời mà các thông tin được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai, vì thế từ gốc của thuật ngữ kiểm toán (audit) theo tiếng La Tinh là “auditus” có nghĩa là “nghe”. Từ thời trung cổ, kiểm toán đã được thực hiện để kiểm tra về tính chính xác của thông tin tài chính, trong giai đoạn này chủ yếu là sự phát triển của kiểm toán tuân thủ do các kiểm toán viên của nhà nước và kiểm toán viên nội bộ thực hiện. Sau này, với sự ra đời của thị trường chứng khoán và công ty cổ phần, cũng như do sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, nên dần dần đã dẫn đến sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành của các nhà quản lý. Từ đó đã xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của các nhà quản lý lẫn những người làm công, vì thế kiểm toán độc lập đã được ra đời vào thế kỷ 18 để đáp ứng cho nhu cầu này. Đến đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán. Vì thế, trong khi mục đích của kiểm toán của nhà nước và kiểm toán nội bộ không có sự thay đổi đáng kể, kiểm toán độc lập báo cáo tài chính từ mục đích phát hiện sai phạm đã chuyển sang mục đích mới là nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, và lúc này kết quả kiểm toán chủ yếu phục vụ cho các bên thứ ba để giúp họ đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính. Để đạt được mục đích trên, thông qua quá trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, dần dần những tổ chưc nghề nghiệp, các tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán viên đã hình thàng nên những phương thức kiểm tra mới. Đó là việc xây dựng và phát triển của kỹ thuật lấy mẫu, vấn đề đánh giá hệ thống nội bộ và hình thành các kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính. Chúng ta có thể hình dung khái quát các vấn đề này như sau :Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán được chấp nhận áp dụng vào đầu thế kỷ 20, khi mà quy mô của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Kỹ thuật này giúp cho kiểm toán viên lựa chọn và kiểm tra một số nghiệp vụ thay vì phải kiểm tra toàn bộ, nhờ đó tiết kiệm được thời gian và công sức, thế nhưng họ phải bảo đảm hợp lý là không để xảy ra các sai lệch vượt quá mức trọng yếu, hay nói cách khác rủi ro nằm trong mức chấp nhận được. Việc đánh giá về hệ thông kiểm soát nội bộ của đơn vị bắt đầu được quan tâm từ quá trình tích lũy kinh nghiệm khi áp dụng kỹ thuật lấy mẫu của các kiểm toán viên. Kiểm soát nội bộ là hệ thống tự kiểm soát của đơn vị nhằm giúp họ bảo vệ tài sản, ghi chép kế toán đúng đắn… Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một điều quan trọng để sử dụng tốt kỹ thuật lấy mẫu. Nhờ sự đánh giá này, kiểm toán viên sẽ xác định phạm vi và phương hướng của những thủ tục kiểm toán. Trong những hoạt động có kiểm soát nội bộ vững mạnh thì độ tin cậy của thông tin sẽ cao, vì thế chuẩn mực kiểm toán cho phép kiểm toán viên được giảm bớt việc kiểm tra chi tiết những khoản mục hay những nghiệp vụ có liên quan; còn ngược lại khi kiểm soát nội bộ yếu kém, kiểm toán viên cần phải gia tăng việc kiểm tra chi tiết. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên số lượng đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngày càng nhiều. Chính vì thế, kiểm toán viên phải tiếp cận và tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường xử lý số liệu bằng phương pháp điện tử, và họ phải nghiên cứu để áp dụng các kỹ thuật để kiểm soát trong môi trường này.Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên do tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nhất là thị trường vốn. Sự phát triển lực lương của các nhà đầu tư quốc tế ra khỏi biên giới của các quốc gia lam tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính và các thông tin khác. Yêu cầu này thúc đẩy việc mở rộng và nâng cao hơn nữa của chất lương kiểm toán. Chính vì thế đã hình thành một số xu hướng nổi bật trong lĩnh vực kiểm toán vào những năm gần đây là :Tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên thông qua việc hạn chế khả năng một tổ chức kiểm toán cung cấp cùng lúc nhiều dịch vụ cho một khách hàng. Nâng cao trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện các hành vi gian lận gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.Mở rộng các kỹ thuật tiếp cận kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Kiểm toán viên không thể chỉ quan tâm đến rủi ro tài chính mà còn phải tìm hiểu rủi ro kinh doang của khách hàng để hoạch định kế hoạch và chương trình kiểm toán.Mở rộng các dịch vụ kiểm tra ra ngoài hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính truyền thống để phục vụ nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của các thông tin khác nhau trong giao dịch kinh tế.

I.1.2

Ở Việt Nam: Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tuy đã có một lịch sử lâu dài, thế nhưng đến trước thập niên 90, hoạt động này chủ yếu là do nhà nước tiến hành thông qua các công tác kiểm tra kiểm toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ khi có Luật Đầu Tư nước ngoài, chính sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu về loại hình kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính.Để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, vào đầu thập niên 90, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã bước đầu hình thành với sự ra đời của công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Sau đó nhiều công ty kiểm toán khác của Việt Nam lần lượt được thành lập, cùng với sự có mặt của các công ty kiểm toán quốc tế và công ty kiểm toán liên doanh. Khách hàng của các công ty kiểm toán cũng gia tăng nhanh chóng và mở ra nhiều loại hình doanh nghiệp, như các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần có yết giá ở thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại… Việt Nam cũng đã từng bước thể chế hóa hoạt động kiểm toán. Khởi đầu là vào tháng 01/1994, chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập theo nghị định 07/CP ngày 19/01/1994 và được hướng dẫn thực hiện với thông tư 22/TC/CĐKT ngày