CẢM NHẬN CỦA ANH/CHỊ VỀ ĐOẠN THƠ SAU TRONG BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC CỦANGUYỄ...

Câu 3: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Đất Nước củaNguyễn Khoa Điềm (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”)Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó...1.Yêu cầu chung: học sinh biết phương pháp nghị luận văn học về một đoạn thơ. Bố cục chặt chẽ, hành văn chuẩn xác truyền cảm, không sai nhiều lỗi diễn đạt.2.Yêu cầu cụ thể như sau: Điểma.Giới thiệu được xuất xứ đoạn thơ: trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyên Khoa Điềm viết vào năm 1971 tại chiến khu trị thiên; xác định được trọng tâm đoạn thơ sẽ cảm nhận.b.Cảm nhận:-Về nội dung:+Cách lí giải về sự ra đời của Đất Nước: có từ lâu đời, có từ thời tiền sử+Đất Nước gắn liền với cuộc sống của nhân dân:.Đất Nước gắn với: những câu chuyện mẹ kể ngày xưa, miếng trầu bà ăn,ngôi nhà ta ở, hạt gạo ta ăn hàng ngày…những cái gần gũi thân thiết nhất.Đất nước còn gắn với: truyền thống chống giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù,truyền thống thủy chung tình nghĩa, với phong tục tập quán lâu đời của dân tộc…-Về nghệ thuật:+Thể thơ tự do mang tính chính luận-trữ tình+Ngôn ngữ: sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian (ca dao, tục ngữ, truyện cổ, phong tục tập quán…)c.Đánh giá chung về giá trị của đoạn thơ và phát biểu suy nghĩ.*Lưu ý: đáp án mang tính chất gợi ý, giám khảo có thể xem xét cấn nhắc ghiđiểm cho từng phần, từng bài. Trân trọng những cách viết sáng tạo và trừđiểm những bài còn hạn chế về nội dung, diễn đạt. Tổng số điểm của toàn bài sẽ làm tròn đến 0,5