CÂU 2 (5,0 ĐIỂM) YÊU CẦU CƠ BẢN (YÊU CẦU CHÍNH) CỦA ĐỀ LÀ CẢM NHẬN VỀ...

2. Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận về bức ảnh nghệ thuật (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2007): – Hoàn cảnh sáng tác bức ảnh nghệ thuật: Phùng được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ đi chụp một bức ảnh cảnh biển để bổ sung vào bộ lịch Thuyền và Biển. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã phát hiện ra một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó thu lưới lúc bình minh trên mặt biển mờ sương. Tất cả bức khung cảnh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó, người nghệ sĩ trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Đặc biệt hơn, Phùng còn khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Phùng đã bấm máy hết cả cuộn phim để thu vào ống kính cảnh đẹp tuyệt vời đó của tạo hóa. – Sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh nghệ thuật: + Khi con thuyền tiến vào bờ, nghệ sỹ phùng phải chứng kiến một cảnh tượng đầy nghịch lý. Trên con thuyền ngư phuấy bước ra hai vợ chồng người thuyền chài, gã đàn ông vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con trai nhỏ để bảo vệ mẹ đã chống lại bố. + Tất cả những cảnh đó khiến Phùng cay đắng nhận ra: đằng sau cái toàn bích, toàn thiện, toàn mĩ là cái xấu, cái ác, cái trái ngang. Có thể nói, chính những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia là thứ thuốc rửa ảnh quái đản làm bức hình kì diệu anh mới dày công chụp được bỗng hiện hình một cách khủng khiếp, ghê sợ. – Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài: + Sau khi chứng kiến cảnh gã chồng vũ phu đánh đập vợ một lần nữa, nghệ sỹ phùng cùng bạn là chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện để thuyết phục chị ly hôn với gã chồng vũ phu. Nhưng qua những lời dãi bày của chị ở tòa án huyện, nghệ sỹ Phùng và bạn mới nhận ra nhiều vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài. + Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử, của đức hy sinh. Chị không sống cho mình mà sống cho các con, vì các con mà chị van xin được sống với gã chồng vũ phu để có người chèo chống con thuyền mỗi khi giông bão đặng nuôi nấng các con. Trong đau khổ chị vẫn chắt lọc được những niềm vui, niềm hạnh phúc giản dị vui nhất là nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”... – Cảm nghĩ của nghệ sỹ Phùng khi ngắm bức ảnh nghệ thuật: + Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau nó vẫn còn giữ nguyên giá trị, đựơc treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành nghệ thuật. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để phục kích nhiều ngày mới chộp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật có lẽ chỉ nhìn thấy ở bức ảnh vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và cuộc sống con người trong một sự kết hợp hài hòa đến tuyệt mỹ. + Nhưng với nghệ sỹ Phùng nó không chỉ là bức ảnh nghệ thuật mang vẻ đẹp lãng mạn mà mỗi khi nhìn kỹ anh lại thấy hiện lên cái màu hồng hồng hồng của ánh sương mai và như thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh tấm lưng áo bạc phếch, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đ m... – Ý nghĩa: + Màu hồng hồng của ánh sương mai là biểu tượng cho cái đẹp lãng mạn của bức ảnh nghệ thuật. + Hình ảnh người đàn bà hàng chài lam lũ bước ra khỏi bức ảnh là biểu tượng cho một vẻ đẹp khác của hiện thực cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của con người trong cuộc sống tần tảo mưu sinh, nhọc nhằn, đa đoan nhưng vẫn ẩn chứa nhiều vẻ đẹp khuất lấp cần được người nghệ sỹ tiếp tục khám phá. + Qua hai chi tiết này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm thông điệp về cái đẹp nghệ thuật: Cái đẹp, nghệ thuật đích thực không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống của con người; người nghệ sỹ chân chính không thể chỉ phản ánh cái đẹp lãng mạn như con thuyền ngoài xa mà phải khám phá được chiều sâu của cái đẹp trong cuộc sống và con người dù còn bộn bề ngang trái và cả những bi kịch đớn đau.