HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ GÌ

3. Liên hệ tới con đường tiến lên chủ nghĩa xă hội, bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa ở Việt Nam

(Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình

xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay.)

Nước ta đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: từ xã hội

cộng sản nguyên thủy tiến lên xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến rồi

tiến hóa lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao nhất trong quá

trình tiến hóa này là chủ nghĩa cộng sản. Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng

CNXH theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN. Do đó mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là 1 quá trình đấu

tranh lâu dài giữa cái mới và cái cũ. CNXH đang trong quá trình xây dựng nên

là cái mới còn rất non yếu, muốn xóa bỏ hết tàng dư của xã hội cũ - đại diện cho

cái cũ rất khó bởi nó đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên con đường đi lên CNXH ở

nước ta diễn ra theo các quy luật khách quan của thời đại chứ không phải do ý

muốn chủ quan của con người quyết định nên nó là cái mới nhưng hợp quy luật

nên ngày càng phát triển và ngược lại cái cũ không hợp quy luật sẽ ngày càng

yếu đi.

Đảng ta xác định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ

nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí

thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng

tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản

chủ nghĩa".

Do vậy xây dựng cơ sở hạ tầng theo quan điểm đổi mới của Đảng ta là nhằm tạo

ra một cơ sở hạ tầng mà có nhiều loại quan hệ sản xuất có nhiều hình thức sở

hữu với nhiều thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau nhưng

cùng vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong các thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò

chủ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế khác. Đồng thời

“Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững

chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một

trong những động lực của nền kinh tế”. Trên nền tảng của cơ sở hạ tầng thống

nhất trong đa dạng đã được xác định đó, cần xây dựng một kiến trúc thượng tầng

tương ứng để đảm bảo sự tác động của kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng,

Đảng ta xác định bản chất hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ là:

Mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo

duy nhất, "Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách

mạng", làm cho "chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ

đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân".

Các bộ phận trong hệ thống chính trị - xã hội (Nhà nước, các tổ chức tôn giáo,

các đoàn thể quần chúng...) có nhiệm vụ, chức năng riêng, có phương thức hoạt

động riêng, song phải nhằm mục tiêu chung là: "phát huy sức mạnh tổng hợp

của toàn dân tộc, giữ vững độc lập, thống nhất tổ quốc...vì mục tiêu dân giàu

nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã

hội".