BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” CỦA NGUYỄN DUY CÓ DÁNG DẤP NHƯ MỘT CÂU CHUYỆN NHỎ...

Câu2 : Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có dáng dấp như một câu chuyện nhỏ đơn giản, dựa vào bài thơ để tóm tắtcâu chuyện.Gợi ý: - Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như người đang kể lại một câu chuyện riêng. Câu chuyện hơi buồn nhưngkết thúc có hậu, bỡi dẫu sao thì cuối cùng cũng có một cái “giật mình”. Nó là cái giật mình cần thiết và quí giá, cái giậtmình mà bất kì ai ở đời cũng nên ít nhất phải có một lần. Giật mình để “ngẩng mặt lên nhìn mặt” với vầng trăng “trònvành vạnh” , giật mình để để mặt nhìn mặt đối diện với chính mình , với cuộc đời, với tất cả những ai, những gì đã từngcho mình cuộc sống. Ánh điện, cửa gương, rồi cả buyn –đinh cao ốc nữa, tự thân chúng vốn chẳng có tội gì. Nhưng vìnhững thứ ấy, lệ thuộc vào những thứ ấy, để rồi coi vầng trăng như “người dưng qua đường”, vô tình với quá khứ, vôcảm với nhân dân, lãng quên một thời xương máu hết mọi nghĩa tình, thứ vô tình vô cảm ấy là có tội. Phải biết “giậtmình”. Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người.Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ nhưmột tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.