BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” CỦA NGUYỄN DUY KẾT THÚC BẰNG HÌNH ẢNH

Câu 1 : Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy kết thúc bằng hình ảnh:ánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình. Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ ?Gợi ý: Khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” có tính chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu sắc, là nơi cô đọng ý nghĩa và vẻ đẹp của hìnhảnh vầng trăng và chủ đề của tác phẩm. Từ sự đối lập “Trăng cứ tròn vành vạnh - kể chi người vô tình”, Nguyễn Duy kếtthúc : - Quá khứ đẹp đẽ vĩnh hằng trong vũ trụ “ánh trăng im phăng phắc” như một người bạn, một nhân chứng nghĩa tìnhmà nghiêm khắc. Cái im lặng như đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở tất cả chúng ta. Con người có thể vô tình , có thểlãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt , hồn hậu và rộng lượng. - Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu mà nghiêm trang xuất hiện một cái “giật mình” hoàn toàn bấtngờ! Có lẽ mọi người đọc cũng sẽ giật mình trước cái giật mình của nhà thơ . Trong bài thơ này, cái động từ “giật mình”đầy sức bùng nổ. Chỉ là “ánh trăng im phăng phắc” , thế mà “đủ cho ta giật mình”. Giật mình vì điều gì? Nhà thơ chừamột khoảng lặng mênh mông cho người đọc. Mỗi người sẽ có riêng của mình những kỉ niệm, những nỗi đau, những lúcvô tình, vô cảm , những thói hư tật xấu...để giật mình. Kết lại bài thơ với câu thơ này là trọn vẹn.