TRONG MỘT LẦN ĐI SIÊU THỊ, ANH P ĐƯỢC NHÂN VIÊN SIÊU THỊ XIN THÔN...

128. Trong một lần đi siêu thị, anh P được nhân viên siêu thị xin thông tin cá

nhân (họ tên, ngày sinh, số điện thoại) nhằm mục đích chăm sóc khách hàng tốt

hơn. Vậy nếu siêu thị có hành vi sử dụng thông tin người tiêu dùng không phù

hợp mục đích đã thông báo thì bị xử phạt như thế nào?

Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định tổ chức,

cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm sử dụng thông tin phù hợp với

mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý. Do

đó, doanh nghiệp có hành vi sử dụng thông tin người tiêu dùng không phù hợp mục

đích đã thông báo là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại

điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi

vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dung. Theo đó:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:

Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với

người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;

- Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường

hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.

Theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì đây là mức phạt đối với cá nhân,

tổ chức thực hiện hành vi vi phạm này thì mức phạt gấp đôi mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy, trường hợp Siêu thị sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp

với mục đích đã thông báo mà không được người tiêu dùng đồng ý thì bị phạt từ 20

triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu

dùng thì doanh nghiệp bị phạt tiền từ 40 triệu đến 80 triệu đồng.