3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀMĐỐI VỚI MỖI CÁ NHÂN, KỸ NĂNG MỀM C...

1.3. Tầm quan trọng của kỹ năng mềmĐối với mỗi cá nhân, kỹ năng mềm có vai trò đặc biệt quan trọng, “thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị”

1

(theo Wikipedia). Các quốc gia và tổ chức quốc tế đều coi kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động. Cuối thế kỷ XX, UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột của học tập thế kỷ XXI là: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để làm người”. Trong 4 trụ cột này, có 3 trụ cột là kỹ năng mềm. Ở Australian, Hội đồng Kinh doanh (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002) trong đó khẳng định các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức, bao gồm 8 kỹ năng như sau: (1) Kỹ năng giao tiếp (Communication skills); (2) Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills); (3) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); (4) Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills); (5) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills); (6) Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills); (7) Kỹ năng học tập (Learning skills); (8) Kỹ năng công nghệ (Technology skills).Canada rất chú trọng đến việc phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) đã nghiên cứu đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Hiệp hội “Conference Board of Canada” là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada đã đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ XXI (Employability Skills 2000+) bao gồm: (1) Kỹ năng giao tiếp (Communication); (2) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving); (3) Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours); (4) Kỹ năng thích ứng (Adaptability); (5) Kỹ năng làm việc với con người (Working with others); (6) Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills).Nước Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người lao động đó là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới. Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) cũng đưa ra danh sách gồm 06 kỹ năng quan trọng.Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) của Singapore đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng.

1

https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m

Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc.Ở Việt Nam, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cần có nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ và kỹ năng làm việc thành thạo, đặc biệt là kỹ năng mềm. Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 29/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học đặt ra yêu cầu: “Về đào tạo cần tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và ngoại ngữ cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng…”. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam xác định nội dung bậc trình độ đại học - Bậc 6 là: “Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ”.Như vậy, kỹ năng mềm đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm, quy định, thực hiện. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, trình độ học vấn và bằng cấp (kỹ năng cứng) chỉ là điều kiện cần, kỹ năng mềm là điều kiện đủ.