VỀ VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊNTRONG GIÁO DỤC, SINH VIÊN VỪA L...

2.2. Về việc giảng dạy của giảng viênTrong giáo dục, sinh viên vừa là “khách hàng”, vừa là “sản phẩm” của cơ sở giáo dục đại học. Ở đây, chất lượng “sản phẩm” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có năng lực của “người thi công” tức giảng viên. Việc đào tạo kỹ năng mềm không chỉ thực hiện ở những học phần về kỹ năng mà phải kết hợp với các học phần lý thuyết, học phần thực hành. Vì vậy, đối với mỗi học phần, giảng viên phải vừa trang bị kiến thức, vừa đào tạo kỹ năng cho sinh viên như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian... Muốn vậy, cần một hệ thống cũng như tiêu chí cụ thể trong việc phát triển giảng viên và đánh giá giảng viên. Ngoài tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, giảng viên cần có năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu.Trên thực tế, nhiều giảng viên chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức mà chưa quan tâm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Bởi lẽ, đa số giảng viên không tốt nghiệp từ các trường sư phạm, không được trang bị đầy đủ nghiệp vụ sư phạm. Mặt khác, nhiều trường chỉ chú trọng năng lực chuyên môn, mà chưa chú trọng phát triển đồng bộ cả ba năng lực trên. Vì vậy, bản thân giảng viên và nhà trường thường quan tâm tới bằng cấp, chứng chỉ mà Bộ yêu cầu, ít quan tâm đến năng lực thực sự của giảng viên.