CÂU 2( 5.0 ĐIỂM).HỠI ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC,“TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỀU SI...

1.25

âm mưu xâm lược nước ta của Pháp và Mĩ. Nếu họ cố tình đi ngược

lại chân lí đã được khẳng định trong bản Tuyên ngôn, tức là họ đã phủ

nhận chính tổ tiên mình, làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo đã từng là niềm

tự hào của cha ông họ.

* Đóng góp, sáng tạo của Hồ Chí Minh:

- Từ nguyên lí chung về quyền con người, HCM đã suy rộng ra về

quyền sống, quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc trên thế giới.

=> Đong gop quan trọng vào phong trào giải phong dân tộc trên thế

giới. No là phát sung lệnh mở đầu cho cơn bão táp cách mạng, làm

sụp đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập ở các nước thuộc địa.

+ Chi trong một đoạn văn ngắn, chúng ta đã thấy được cách lập luận

chặt chẽ, cách dung văn chương để đánh địch khéo léo, hiệu quả của

HCM. Bên cạnh đó, đoạn văn còn cho thấy niềm tự hào, kín đáo của

Bác khi Người đặt ba bản tuyên ngôn, ba cuộc cách mạng ngang hang

nhau; trong đó cách mạng Việt Nam đã cùng một lúc thực hiện được

hai nhiệm vụ mà cách mạng Pháp và cách mạng Mĩ đã làm: độc lập

dân tộc và tự do dân chủ.

+ Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Dân quyền và Nhân quyền là

tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát

vọng của các dân tộc. Câu văn: “Đo là những lẽ phải không ai chối

cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc

lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần

được tôn trọng và bảo vệ.

+ Cách đặt vấn đề của Bác cũng rất hay, hùng hồn và trang nghiêm.

Người không chi nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với

thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến thứ hai vừa

kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ

của dư luận tiến bộ thế giới, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm

Đông Dương làm thuộc địa của thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham

vọng.

0.5

- “Tuyên ngôn độc lập” có lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng

chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ vừa chính xác vừa

gợi cảm.

- Giọng văn linh hoạt, đa giọng điệu khi mãnh liệt hùng hồn, khi trang

nghiêm tha thiết. Tuyên ngôn Độc lập của Bác đã trở thành một áng

văn chính luận mẫu mực nổi tiếng.

0.5

- Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là một áng văn mẫu mực về nghệ

thuật lập luận. Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của Nam quốc

sơn hà và Binh Ngô đại cáo. Nó là lời nước non cao cả và thiêng liêng,

thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

- Đọc đoạn văn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, chúng ta càng thấm

thía tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương

máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

0.25

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới

mẻ.

Tổng

10.0

Đề 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Co bao giờ bạn cảm thấy bực bội vi một người nào đo không? Cảm giác bất an

và kho chịu nặng nề cứ đeo đẳng bên minh vi không thể thay đổi được họ? Co một người

đàn ông đã thử đủ mọi cách để diệt đám cỏ dại trong bồn hoa nhà minh. Thế nhưng, dù

làm cách nào thi đám cỏ dại ấy vẫn cứ sinh sôi phát triển. Sau cùng, ông ta đành chịu

thua và viết thư lên Bộ Nông nghiệp để xin một lời khuyên, kèm theo đo là bảng liệt kê tất

cả những cách mà ông ta đã thử. Vài ngày sau ông ta nhận được thư trả lời, chỉ với một

dòng rất ngắn: “Chúng tôi khuyên ông nên tập yêu thương bọn cỏ dại ấy”.

Trong hôn nhân và tinh bạn, đôi khi chúng ta cũng cảm thấy như thế. Chúng ta co

thể cảm thấy vô cùng bực tức vi những sai lầm và khí chất của người khác. Chúng ta tin

rằng mối quan hệ sẽ tốt đẹp hơn nếu họ chịu từ bỏ thoi quen kho ưa kia hoặc xem lại các

hành vi gây kho chịu cho người khác. Vi vậy chúng ta thực hiện chiến dịch “nhổ cỏ dại”

để làm thay đổi những người mà ta quan tâm. Chúng ta co thể chi chiết, cương quyết, áp

đặt hoặc thậm chí van nài, dỗ ngọt. Chúng ta dùng mọi cách nhằm thay đổi họ theo ý ta.

Và rồi cuối cùng, nỗi uất giận dâng cao khi cảm thấy họ vẫn y như thế, không hề thay

đổi.

Vấn đề là chúng ta không thể và cũng không nên tim cách nhổ hết “cỏ dại” mà

chúng ta nhin thấy ở người khác. Chúng ta không thể thay đổi người khác mà chỉ co thể

thay đổi chính bản thân chúng ta. Người khác cũng vậy, họ chỉ thay đổi khi tự bản thân

họ muốn. Bởi vậy, thay vi buộc họ phải thay đổi cho phù hợp với ta, hãy tập cách yêu

thương họ, với tất cả những thứ “cỏ dại” tồn tại trong bản thân họ. Đo mới là điều cần

thiết để làm cho các mối quan hệ của minh trở nên tốt đẹp hơn, để cho cây hoa đời trong

mỗi con người trở nên tươi xinh, rạng rỡ hơn cùng với đám cỏ dại bên minh.”

(Trích Học cách yêu thương – Kỳ Thư tổng hợp và biên dịch)