CÂU 2(5.0 ĐIỂM).“TÂY TIẾN ĐOÀN BINH KHÔNG MỌC TOCQUÂN XANH MÀU LÁ...

3.0

- Nội dung: Người lính Tây Tiến phải nếm trải nhiều gian khổ, thiếu

thốn, nhiều nỗi đau mất mát, hi sinh; song tâm hồn họ vẫn toát lên

nét ngang tàng, ngạo nghễ, đặc biệt là lí tưởng xả thân cho tổ quốc.

Sự ra đi của người lính được trang trọng hóa bởi hình ảnh áo bào, bởi

khúc nhạc thiêng tiễn đưa họ về nơi an nghi cuối cùng.

-> Người lính Tây Tiến vừa co ve đẹp của những tráng sĩ vừa mang

ve đẹp của người linh thời đại chống Pháp.

+ Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn;

ngôn ngữ có sự kết hợp hiệu quả của từ thuần Việt và từ Hán Việt, từ

láy; hình ảnh gợi hình, gợi cảm; giọng điệu trầm hùng; biện pháp nói

giảm, nói tránh.

-> Qua đo, ta thấy được tinh cảm sâu sắc của tác giả giành cho

đồng đội, hồn thơ phong khoáng lãng mạn.

* Nhận xét ngắn gọn về cảm hứng bi tráng được thể hiện qua tác

phẩm “Tây Tiến”

0.5

- Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố bi và yếu tố tráng; có

mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn

rất hào hùng, tráng lệ. Chính tinh thần bi tráng mang đến cho chúng

ta những cảm nhận chân thực và xúc động về những năm tháng chiến

tranh khốc liệt và thấy được vẻ đẹp tâm hồn, khí phách cao cả của thế

hệ anh bộ đội cụ Hồ.

- Tinh thần bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ

tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai Hà

thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà

thơ.

- Tinh thần bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc

đáo của hình tượng người lính Tây Tiến.

- Tinh thần bi tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình

cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

0.25

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới

mẻ.

Tổng

10.0