XÁC ĐỊNH RÕ VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN

Câu 2: Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn trích trong bài thơ TâyTiến”. Nhận xét bút pháp hiện thực, lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Biểu cảm, bình luận,phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cáchnghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giátrị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là đoạn thứ ba của bài thơ, khắc họa hình tượngđoàn binh Tây Tiến. Đoạn thơ vừa đậm chất hiện thực, vừa điển hình cho bút pháp lãng mạncủa hồn thơ Quang Dũng. II. Thân bài 1. Khái quát chung: - Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ - nỗi nhớ, khắc họa vẻ đẹp người línhTây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng, hào hùng với sức mạnh và lí tưởng và sự hi sinh cao cảmà cội nguồn là lòng yêu nước. - Hình tượng người lính Tây Tiến tiêu biểu cho vẻ đẹp người lính chống Pháp. 2. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. a. Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn. - Người lính xuất hiện trực tiếp trên cái nền hoang vu hiểm trở và thơ mộng của Tây Bắc vớimột vẻ đẹp độc đáo, kì lạ. Lính Tây Tiến hiện ra oai phong và dữ dội khác thường. Nhưng ẩnsau cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ,một tâm hồn đầy mộng mơ: mộng lập công, mơ về Hà Nội với trái tim rạo rực, khao khát yêuđương (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) b. Vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao đẹp - Thực tế gian khổ thiếu thốn làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi tóc (vệtrọc). Quang Dũng không hề che giấu sự thực tàn khốc đó. Song, họ ốm mà không yếu, bêntrong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, lẫm liệt, hùng tráng.Sau vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính vẫn toát lên cái oai phong củanhững con hổ nơi rừng thiêng dữ oai hùm. - Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.Hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lítưởng quên mình vì Tổ quốc: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Cái sự thật bi thảm nhữngngười lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìncủa nhà thơ, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị áthẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội, bi tráng của dòng sông Mã: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. ->Hình ảnh những người lính Tây Tiến thấm đẫm vẻ đẹp bi tráng, chói ngời lí tưởng, mangdáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại. => TK: Hình tượng lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hào hùng vừa hào hoa, lãng mạn; vừa bihùng, bi tráng gắn với lí tưởng cao cả, lòng yêu nước cháy bỏng, vì Tổ quốc mà hi sinh. 3. Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. - Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiếntranh khi nói về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính; không nétránh cái chết khi miêu tả cảnh tượng hoang lạnh và sự chết chóc đang chờ đợi người lính: Rảirác biên cương mồ viễn xứ -> Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp hình tượng - Bút pháp lãng mạn: + Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòngthơ về người lính. + Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính HàThành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, baybổng. + Thể hiện ở khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: hiện thựcthiếu thốn, bệnh tật, chết chóc đối lập với sức mạnh dữ dội, lẫm liệt và lí tưởng anh hùng caocả, sự hi sinh bi tráng. + Thể hiện ở bút pháp lí tưởng hóa hình tượng. => Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp về người línhchống Pháp. III. Kế bài: - Vẻ đẹp hình tượng người lính hội tụ ở vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa nhưng lại rất mạnh mẽ, hàohùng; vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao cả. - Vẻ đẹp đó thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng: hiện thực đến trần trụi nhưng lãngmạn đến bay bổng, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa..