(VDC) PHƯƠNG PHÁP

Câu 2 (VDC) Phương pháp: - Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận tinh thần bi tráng của hình tượng người línhTây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong đoạn thơ. - Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cáchnghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giátrị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn trích: tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến II. Thân bài * Cảm nhận về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ - Tinh thần bi tráng (mang hai yếu tố bi và tráng) là những mất mát đau thương nhưng vẫnmang màu sắc hào hùng, là đặc điểm của hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũngtái hiện trong hai đoạn thơ khi nhà thơ nhìn thẳng vào hiện thực gian khó, thiếu thốn nhưngkhông phải để bi lụy mà nhằm ngợi ca tinh thần chiến đấu, xả thân của anh bộ đội cụ Hồ. - Tinh thần bi tráng được thể hiện qua sự khẳng định những hiện thực trên chặng đường hànhquân, nơi khốc liệt chiến trường nhưng người lính Tây Tiến vẫn giữ vững lí tưởng cao đẹp,làm nên vẻ đẹp bi tráng hào hùng. + Hai câu thơ ở đoạn 1 bài thơ: Bi thương bởi hiện thực nghiệt ngã về giây phút nghỉ chânhiếm hoi, nỗi nhọc mệt, sự hi sinh giữa cuộc hành quân: dãi dầu không bước nữa…gục lênsúng mũ Hùng tráng bởi sự ra đi thầm lặng, thanh thản với khí phách bỏ quên đời, hiến dângđời xanh làm nên mùa xuân cho đất nước. + Bốn câu thơ tiếp ở đoạn 3 bài thơ: Bi thương với hiện thực tàn khốc chiến tranh: thiếu thốn,bệnh tật, mất mát hi sinh rải rác biên cương mồ viễn xứ…áo bào thay chiếu anh về đất Hùngtráng với lí tưởng cao đẹp vì độc lập tự do Tổ quốc- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, với âm vang vừa đau thương vừa dữ dội oai hùng Sông Mãgầm lên khúc độc hành tiễn đưa, tôn vinh tầm vóc sử thi của người lính trong hi sinh - Tinh thần bi tráng được thể hiện bằng giọng điệu trầm hùng; thể thất ngôn rắn rỏỉ, cách nóigiảm nói tránh, bút pháp lãng mạn với sự tương phản, cường điệu, ngôn ngữ vừa quen thuộcvừa mới lạ giàu tính tạo hình, biểu cảm, giàu chất họa, chất nhạc, chất thơ... với lượng từ HánViệt tôn nghiêm, bất tử hóa sự ra đi của người lính Tây Tiến. * Đánh giá- Tinh thần bi tráng cùng cảm hứng lãng mạn làm nên nét đặc sắc của hình tượng người línhTây Tiến và sức sống thi phẩm.- Nhà thơ đã sáng tạo được bức tượng đài tập thể những người lính với vẻ đẹp tinh thần tiêubiểu cho vẻ đẹp của dân tộc những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - vừagian khổ hi sinh vừa hào hùng oanh liệtIII. Kết bài:- Vẻ đẹp hình tượng người lái đò.- Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.